1
Bạn cần hỗ trợ?
  • Call Us 096 615 5159
  • ductuynh1976@yahoo.com
  • 193 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

TIÊM VÀ CÁC CHÚ Ý CHUNG TRONG QUÁ TRÌNH TIÊM

phandoai Hoạt động chuyên môn Đăng ngày - 04/12/2021

Bài viết của : Cử nhân Nguyễn Tú Quyên.

Tiêm - Trích là một thủ thuật y tế thường gặp. Mỗi chúng ta đều có thể chứng kiến - trải nghiệm hoặc nghe nói về tiêm trích. Thử hỏi chúng ta có từng quan tâm tìm hiểu xem vấn đề nó như thế nào? 

Tiêm là một trong các biện pháp đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Có nhiều loại đường tiêm được phân loại theo vị trí tiêm và các đường tiêm phổ biến nhất gồm: tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.

Tiêm trong da: là mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì, góc kim 10o - 15o, tiêm xong tạo thành một cục sẩn như da cam trên mặt da.

Thường chọn vùng da mỏng, ít va chạm, trắng, không sẹo, không có lông như: 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay (thông dụng nhất), 1/3 trên mặt ngoài cánh tay, bả vai, cơ ngực lớn.

Tiêm bắp: là đưa mũi tiêm vào phần thân của cơ bắp với góc kim từ 60°- 90° độ so với mặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm).

Tiêm bắp thường tiêm ở: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay, 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi, 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ gai chậu trước trên với mỏm xương cụt.

Tiêm dưới da: là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da, kim chếch 30o – 45o so với mặt da.

Vị trí tiêm thường ở 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay, 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn, cách rốn 5 cm).

Tiêm truyền tĩnh mạch: Kỹ thuật dùng kim đưa thuốc, dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 15º – 30° so với mặt da.

Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ mềm mại, không di động, da vùng tiêm không có thương tổn.Vị trí: Tĩnh mạch nếp gấp khuỷu tay, mu bàn tay, mu bàn chân, cẳng tay…. Góc kim trong các kỹ thuật tiêm.

           

                                                                          Góc kim trong các kỹ thuật tiêm

Sử dụng kỹ thuật tiêm nào phụ thuộc vào những yếu tố:

 - Chỉ định: thực hiện các kỹ thuật tiêm phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, tình trạng của bệnh nhân…

   Tiêm trong da thường dùng với mục đích chẩn đoán, thử phản ứng dị ứng. Đôi khi dùng trong dự phòng và điều trị như vacxin Lao. Ba kỹ thuật tiêm còn lại chủ yếu mang tính điều trị.

 - Tốc độ hấp thu thuốc:

   Ngoại trừ tiêm trong da, các kỹ thuật tiêm còn lại, thuốc vào trực tiếp hoặc khuếch tán vào máu, khác nhau về thời gian cần để thuốc vào máu. Tiêm tĩnh mạch, thuốc được tiêm trực tiếp vào máu, vì vậy thuốc sẽ tác dụng tức thì, tiêm bắp và tiêm dưới da thì chậm hơn.

 - Số lượng thuốc giới hạn của một lầm tiêm: Sự hấp thu của các mô là khác nhau nên số lượng thuốc có thể tiêm của mỗi kỹ thuật cũng khác nhau:

      + Tiêm trong da giới hạn ở 0,1 ml.

      + Tiêm bắp giới hạn ở 3 - 5 ml tùy thuốc vào vị trí tiêm.

 - Đặc tính của thuốc tiêm:

       + Thuốc dầu chỉ được tiêm trong bắp cơ.

       + Các thuốc chứa sắt, canxi nếu tiêm dưới da có thể gây hoại tử và gây viêm.

       + Các dịch ưu trương chỉ có thể tiêm tĩnh mạch.

Trong quá trình tiêm, người tiêm cần chú ý những điều cơ bản:

1.Trước khi tiêm: 

- Luôn thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu và 5 đúng:

    + 3 kiểm tra: tên người bệnh, tên thuốc, liều thuốc.

    + 5 đối chiếu: số giường/số phòng, tên thuốc, chất lượng thuốc, đường tiêm thuốc, thời hạn của thuốc.

    + 5 đúng: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian, đúng đường tiêm.

- Chuẩn bị xe tiêm:

Xe tiêm cần được lau sạch trước khi chuẩn bị dụng cụ và sau khi sử dụng. Các vận dụng được sắp xếp ngăn nắp, thẩm mỹ và thuận tiện cho thao tác, tránh nhầm lẫn. Kiểm tra các vật tư, thuốc trước khi tiêm cho nguời bệnh. Luôn chuẩn bị hộp chống sốc trên xe tiêm.

- Giải thích cho người bệnh về: thuốc, thủ thuật sẽ làm trên người bệnh, những phản ứng có thể có trong và sau tiêm.

- Nhận định: Hỏi tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng của người bệnh.

- Chọn môi trường để thực hiện tiêm: sạch, không bụi, không có máu và dịch Tư thế và vị trí tiêm phù hợp với thủ thuật, thuận tiện cho bệnh nhân.

- Vệ sinh tay và sát khuẩn vùng tiêm đúng theo quy định.

2.Trong khi tiêm:

- Nguyên tắc vô khuẩn: Tiêm là đường đưa thuốc và dinh dưỡng và cơ thể không tự nhiên, rào chắn tự nhiên của cơ thể như da, cơ… bị phá hủy. Vì vậy, trong quá trình tiêm các dụng cụ vô trùng và thao tác phải vô khuẩn.

- Chọn bơm tiêm, kim tiêm phù hợp với kỹ thuật tiêm:

    + Tiêm trong da: thường sử dụng bơm 1ml, kim 26G – 27G.

    + Tiêm bắp: thường chọn kim 21G - 23G.

- Sau khi lấy thuốc vào bơm tiêm, cần đuổi hết bọt khí trong bơm tiêm.

- Tiêm theo nguyên tắc 2 nhanh, 1 chậm.

- Không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng một người bệnh.

- Theo dõi người bệnh trong suốt quá trình tiêm, phát hiện và xử lý sớm ngững phản ứng bất thường.

3. Sau khi tiêm:

- Tránh sự phơi nhiễm: vật dụng có khả năng gây phơi nhiễm: dính máu, dịch… cần được cho vào thùng đựng vật phẩm có khả năng lây nhiễm (màu vàng). Kim tiêm để vào hộp đựng vật sắc nhọn.

- Hướng đẫn cho nguời bệnh những điều cần thiết sau tiêm.

Trên đây là những chia sẻ về chuyên môn của một Cử Nhân Đại Học Điều Dưỡng. Chúng tôi hy vọng mang lại những thông tin ý nghĩa cho người đọc!

 

Bình luận