Thoát vị thành bụng là tình trạng có khe, có lỗ hổng ở cân cơ thành bụng, qua đó các tạng trong ổ bụng có thể chui ra nằm ngay dưới da gây hậu quả về hạn chế chức năng vận động gắng sức, hạn chế về thẩm mỹ vùng bụng, nguy cơ kẹt và hoại tử tạng. Xử lý tình trạng này chỉ bằng một phương pháp đó là phẫu thuật để lấp kín khe hở thành bụng, không chỉ mang lại giá trị sức khỏe mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ cho vùng bụng.
Thoát vị thành bụng thường có biểu hiện là cảm giác đau, tức, trên bụng nổi một khối u
1, Các loại hình thoát vị thành bụng
- Thoát vị bẹn, đùi: có thể bẩm sinh hoặc mắc phải, gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Phát hiện bằng khối phồng vùng bẹn thường xuyên hoặc chỉ khi gắng sức. Biểu hiện đau dữ dội là báo hiệu tình trạng nghẹt, cần phẫu thuật cấp cứu để tránh hoại tử ruột.
- Thoát vị rốn: thường gặp do bẩm sinh, những lỗ thoát vị to thì dễ phát hiện khối phồng, những lỗ thoát vị nhỏ thì chỉ có cách phát hiện dễ sử dụng nhất là dùng ngón tay ấn vào rốn sẽ cảm nhận được sự thong thương. Những lỗ thoát vị càng nhỏ thì khả năng gây nghẹt thoát vị càng cao, do vậy không được chủ quan nếu nghi ngờ có thoát vị rốn.
- Thoát vị thành bụng khác: vị trí lỗ thoát vị có thể ở thành bụng bên, có thể ở vùng hông eo, có thể ở đường giữa bụng: về nguyên tắc cũng giống như thoát vị rốn.
- Thoát vị vết mổ: là loại thoát vị thành bụng mắc phải và rất hay gặp do tiền sử phẫu thuật bụng nhưng sự phục hồi cân cơ bụng không được kín hoàn toàn. Do vậy các tạng trong ổ bụng sẽ chui qua đây và nằm ngay dưới da.
2, Phẫu thuật điều trị thoát vị thành bụng
- Phải giải phóng được bao thoát vị, khâu kín cổ bao thoát vị
- Phải làm kín được lỗ hở, khe hở thành bụng một cách bền vững nhất
- Phải tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân giữ gìn để tránh tái phát thoát vị
- Phải tính toán đến thẩm mỹ cho vùng bụng: sẹo mổ, sự săn chắc của hệ thống cơ bụng, sự thon gọn của vùng bụng, xử lý da dư thừa cho vùng bụng…
- Tùy tình trạng mà chỉ định phẫu thuật dạng tiểu phẫu hay đại phẫu, mổ tê hay mổ mê, mổ mở hay mổ nội soi …
3, Thoát vị vết mổ
Thoát vị vết mổ là gì?
Thoát vị vết mổ thường được dùng đối với vùng thành bụng, vì vậy nó cũng được xếp vào một dạng của thoát vị thành bụng. Đó là hiện tượng có một hay nhiều tạng ở trong ổ bụng chui qua một lỗ hổng cân cơ thành bụng vùng vết mổ và nằm ngay dưới da. Hiện tường này có thể xuất hiện thường xuyên hoặc chỉ xuất hiện rõ khi gắng sức.
- Như vậy khi nói thoát vị vết mổ, tức là nó phải có đủ các điều kiện như sau:
+ Có sự khiếm khuyết cân cơ thành bụng tại vùng vết mổ, nó tạo ra một khe hở hoặc một lỗ hổng đủ lớn để thông trong ổ bụng với vùng dưới da.
+ Có sự dịch chuyển của tạng trong ổ bụng ra dưới da qua lỗ hổng cân cơ đó (như ruột, dạ dày, mạc nối, vòi trứng, buồng trứng… )
- Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ thoát vị vết mổ được biết đến bao gồm:
+ Nhiễm trùng vết mổ là nguyên nhân hàng đầu, nhiễm trùng không chỉ làm cho vết thương nung mủ toác rộng mà còn làm hủy hoại mô cơ và cân cơ bên dưới, do vậy gây nên hiện thượng khuyết thiếu cân cơ phủ và là nguy cơ hàng đầu gây thoát vị vết mổ. Phẫu thuật ổ bụng lại thường có rất nhiều nguyên nhân nhiễm trùng như: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, thủng ruột, vỡ đại tràng, cắt dạ dày, cắt u đại tràng, thủng ruột non, viêm phúc mạc, tắc mật do sỏi, thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc tiểu khung, viêm mủ vòi trứng, viêm mủ bể thận do sỏi, vỡ bàng quang … Do vậy những phẫu thuật nhiễm bẩn và nguy cơ nhiễm bẩn vùng bụng luôn cần sự chú ý chăm sóc và điều trị đặc biệt để chống nhiễm trùng vết mổ.
+ Bệnh nhân béo phì, mỡ bụng quá dày và quá nhiều cũng là một nguy cơ cao cho tình trạng nhiễm trùng, tình trạng khuyết thiếu khi đóng cân cơ thành bụng.
+ Nguyên nhân liên quan đến kỹ thuật phẫu thuật đóng vết mổ của phẫu thuật viên, nhất là những phẫu thuật viên ít kinh nghiệm. Những thao tác quan tringj cần lưu ý trong đóng cân cơ thành bụng đó là các mũi khâu chuẩn, lấy được cân chắc, khoảng cách các mũi khâu tốt, không để tổ chức mỡ hay mạc nối kẹp giữa đường khâu, kỹ thuật buộc chỉ chuẩn để hai mép vết khâu khép kín và chắc chắn.
+ Lựa chọn các loại chỉ khâu tốt cũng là yếu tố khá quan trọng để đảm bảo vết mổ chắc chắn lâu dài, chỉ ít kích ứng mô, ít ngấm nước gây phản ứng viêm tại chỗ.
+ Những người suy kiệt, cân cơ thành bụng yếu là nguy cơ cao với thoát vị vết mổ.
+ Những người bị bệnh lý hô hấp mạn tính, tiền liệt tuyến gây đái khó … cũng là những nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng và tăng nguy cơ thoát vị vết mổ.
+ Những người xơ gan cổ chướng, nguy cơ chậm liền và thoát vị vết mổ rất cao.
+ Những đường mổ đường bên hay bị hơn đường giữa; đường mổ Macberney hay bị hơn đường giữa, đường giữa dưới rốn hay bị hơn đường giữa trên rốn.
+ Những người nguy cơ thấp nhưng sau mổ không kiêng giữ vấn đề hoạt động gắng sức trong giai ddaonj đầu sau mổ cũng làm tăng nguy cơ thoát vị vết mổ.
Thoát vị vết mổ sẽ tiến triển như thế nào nếu không được điều trị khỏi
+ Thoát vị ngày một to dần và hiện tượng thoát vị ngày càng thường xuyên hơn; hiện tượng này là do lỗ hổng cân cơ ngày một giãn rộng.
+ Thoát vị vết mổ lớn gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động chức năng, lao động; bởi vì cứ gắng sức hoặc ở tư thế đứng là ruột xổ ra một đống lớn ngay dưới da.
+ Da và vết mổ vùng thoát vị ngày càng giãn rộng, lão hóa chùng giãn và xấu
+ Thoát vị nghẹt: là chỉ tình trạng có tạng nào đó trong ổ bụng bị thoát vị ra qua khe cân cơ thành bụng nhưng bị kẹt, bị bóp nghẹt tới mức không dịch chuyển ra vào được nữa, nghẹt mạch máu nuôi dướng, gây đau dữ dội và nếu không cấp cứu kịp thời thì hoại tử tạng đó và phải cắt bỏ.
Nói tóm lại bị thoát vị vết mổ thì cần được chẩn đoán sớm và xử lý đúng bằng phẫu thuật đúng để mang lại chất lượng sống tốt hơn, an toàn hơn cho bệnh nhân.
Các dấu hiệu chỉ điểm thoát vị vết mổ
Như trình bày ở trên thì thoát vị vết mổ không khó để phát hiện nó. Một người từng bị phẫu thuật ổ bụng thì tất nhiên là có sẹo vết mổ, tại vùng sẹo đó cứ thỉnh thoảng lại thấy đau tức hoặc tức liên tục, nhìn hoặc sờ có thể thấy một khối phồng to hoặc nhỏ năng ngay dưới da vùng vết mổ; khối này có thể đẩy vào được hoặc biến mất khi không gắng sức hoặc khi nằm nghỉ ngơi.
Những người bị thoát vị vết mổ lớn thì thật dễ để nhận thấy điều này, bơi nó ảnh hưởng sinh hoạt quá nhiều, nó quá dễ thấy.
Những người bị thoát vị nghẹt, thường là do cổ thoát vị bé, nên ngày thường không để ý, chỉ thấy đột ngột xuất hiện khối căng sưng ở tại vị trí vết mổ, rất đau, đau liên tục; có thể kèm theo là những dấu hiệu tắc ruột như buồn nôn, nôn, bụng chướng dần, bí rắm ỉa … cần đi viện ngay – tình trạng cấp cứu.
Chẩn đoán xác định thoát vị vết mổ
Bác sĩ ngoại khoa khám trực tiếp là phát hiện được ngay, những xét nghiệm cận lầm sàng có thể đươc chỉ định để xác định chẩn đoán: siêu âm bụng, chụp xquang bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng … để xác định tình trạng lỗ thoát vị, tình trạng ổ bụng, tìn trạng tạng thoát vị … và những bệnh khác có thể kèm theo.
Các phương pháp tạo hình thành bụng trong điều trị thoát vị vết mổ thường dùng hiện nay
Điều trị thoát vị vết mổ chỉ có một giải pháp duy nhất là phẫu thuật, không có phương pháp không xâm nhập nào có thể thay thế được.
Nguyên lý chung cho phẫu thuật là phải phục hồi được sự liên tục của lớp cân – cơ thành bụng. Do vậy xử lý cân cơ có các phương pháp như:
- Khâu khép hai mép cân cơ, nếu khoảng cách hai mép không quá xa
- Khâu khép vạt áo cân cơ nếu cân cơ thành bụng yếu
- Đặt tấm lưới nhân tạo để tạo hình thành bụng, kỹ thuật đặt tiền phúc mạc.
- Đặt tấm lưới nhân tạo để tạo hình thành bụng kiểu trước cân
- Đặt tấm lưới nhân tạo trong phúc mạc.
Về giải pháp công nghệ phẫu thuật có phương pháp chữa thoát vị vết mổ bằng tạo hình thành bụng nội soi và phương pháp tạo hình thành bụng bằng mổ mở.
Những vùng da chùng giãn quá có thể được cắt bỏ bớt để da bụng căng hơn và thẩm mỹ hơn
Sẹo mổ cũng cũng được cắt bỏ để thay thế bằng đường sẹo mổ mới,
Điều trị và chăm sóc sau phẫu thuật thoát vị vết mổ như thế nào là tốt nhất?
- Chống nhiễm trùng sau mổ bằng kháng sinh dự phòng, kháng sinh điều trị tốt. Chế độ chăm sóc vết thương tốt, điều trị dinh dưỡng toàn thân tốt, điều trị các bệnh lý kèm theo tốt.
- Chống đau và chống căng cũng là phương pháp tốt giúp bệnh nhân thỏa mái và vết mổ nhanh bình phục hơn.
- Điều trị giảm nhẹ những nguy cơ gây tăng áp ổ bụng như khó thở, khó đái, táo bón …
- Điều trị những bệnh lý toàn thân khác như tiểu đường, tăng huyết áp…
- Băng đại bụng tốt, giữ gìn thành bụng trong trạng thái không gắng sức trong khaongr thời gian 6-12 tháng.
Kết luận
Phẫu thuật tạo hình thành bụng là phẫu thuật căn bản – mà bất kỳ phẫu thuật viên tổng quát nào cũng cần phải biết. Sau bất kỳ ca phẫu thuật ổ bụng nào cũng đều cần phải có khâu cuối cùng tức là khâu tái tạo lại thành bụng, trong đó có khâu phúc mạc, khâu cân cơ, khép mỡ - khâu da. Ngoài ra, những kiến thức và kỹ năng chăm sóc vết mổ, chăm sóc sau phẫu thuật cũng cần được chú trọng đúng mức để hạn chế tối đa những biến chứng như Thoát Vị Thành Bụng.
Điều trị thoát vị thành bụng chỉ có cách duy nhất là phẫu thuật tạo hình thành bụng, bằng nội soi hay mổ mở, bằng tái tạo cân cơ đơn thuần hay ghép miếng lưới nhân tạo … Phẫu thuật chuẩn, chăm sóc tốt, tư vấn quản lý sức khỏe tốt để mạng lại hiệu quả điều trị cao nhất cho bệnh nhân. Giá trị không chỉ ở sức khỏe mà còn ở chất lượng sống và giá trị thẩm mỹ vòng bụng.
>>Xem thêm: Quy trình thực hiện phẫu thuật thon gọn bụng
Giấy phép chứng nhận và chứng chỉ hành nghề theo quy định
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THẨM MỸ
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch HCM
PHẪU THUẬT NỘI SOI CƠ BẢN
Bệnh Viện Việt Đức - HN
BẰNG BÁC SĨ
Đại Học Y Hà Nội
THẠC SĨ Y HỌC
Y Hà Nội
CMI PHẪU THUẬT NÂNG MÔNG
Viện Bỏng Lê Hữu Trác
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHÊ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THẨM MỸ
Sở Y Tế Hà Nội
CMI PHẪU THUẬT UNG THƯ TIÊU HÓA
IASGO and VSS- BV VIetDuc
PHẪU THUẬT NỘI SOI NÂNG CAO TẠI CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC 2008 - 2009
CH Liên Bang Đức
BẢO HỘ NHÃN HIỆU DR TUYNH
Cục sở hữu trí tuệ
CMI PHẪU THUẬT NÂNG NGỰC
Được cấp bởi Allergan Vietnam
Hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, sự kiện hoạt động trung tâm
30-08-2024
Bình luận