Đầu mũi cao, thon gọn, thanh thoát là ước muốn của nhiều chị em. Các dịch vụ có thể cải thiện được dáng to bè của đầu mũi bao gồm phẫu thuật là gọn đầu mũi đơn thuần, thu gọn đầu mũi kết hợp với nâng mũi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dịch vụ thu gọn đầu mũi nhé!

Bạn sẽ sở hữu gương mặt hoàn hảo, đẹp tự nhiên nếu thực hiện phẫu thuật thu nhỏ đầu mũi
1. Nguyên nhân làm cho đầu mũi to
- Do mô dưới da nhiều quá mức
- Do da dày quá mức
- Do tiêm filler
- Do nâng mũi với sụn mũi quá to
- Do sụn cánh mũi dưới bên quá to
Muốn đầu mũi thon gọn hơn, cách duy nhất là phẫu thuật. Tùy thuộc loại nguyên nhân nào mà bác sĩ sẽ sửa để có được dáng mũi thon gọn như ý muốn.
2. Cách đánh giá đầu mũi to
Bằng nhìn: khi ạn quan sát và đánh giá đàu mũi của mình, bạn thấy nó to đó là cảm giác chủ quan của bạn, chúng tôi mách bạn hãy so sánh với phần sống mũi chạy từ trên xuống dưới, hãy đối chiếu vùng dầu mũi với hai cánh mũi, so với trụ mũi ở phía dưới... khi đó bạn sẽ thấy được nó thực sự to tới mức nào và nhu cầu chỉnh sửa của bạn ra sao.
Tiếp nữa, bạn nhìn kỹ, hoặc chi tiết hơn là vẽ chia đối xứng hai bên đỉnh mũi ra bạn sẽ thấy sựu cân xứng hai bên như thế nào, phần nào to nhiều, phần nào to ít, ...
Bằng sờ: bạn có thể dùng tay của mình sờ lên đầu mũi và bạn cảm nhận dưới tay bạn là mô mềm, hay mô cứng, độ đều của hai bên.
Bạn cũng có thể sờ để đánh giá chất liệu nâng mũi cũ, trụ mũi của bạn.
3. Bạn cần xác nhận nhu cầu của mình xem có nên thu gọn đầu mũi không? thu gọn mức nào? ý này vô cùng quan trọng, bởi vì những lý do sau:
Độ dày đầu mũi và phong thủy... thì cũng có được mô tả trong sách phong thủy, vậy nên bạn có thể nghiên cứu trước vấn đề này để sau này đỡ suy nghĩ.
Độ dày da đầu mũi và khả năng bảo vệ độ bền của đầu mũi sau khi nâng mũi, là rất qua trọng với phẫu thuật nâng mũi. Nếu da đầu mũi mỏng quá thì thực sự là không ỏn và không nên. người ta còn phải đệm mô tự thân, cấy mỡ tự thân, độn megaderm hay độn sụn tai để đầu mũi dày ra kia mà.
Bạn có thể xác định được đầu mũi bạn to là do chất liệu nâng mũi cũ, hoặc bác sĩ nâng mũi tạo hình đầu mũi to quá, khi này bạn cần chỉnh lại cấu trúc phần cứng của đầu mũi.
Bạn cũng có thể xác định được từng vùng nhỏ cần can thiệp, ví dụ như hai bên cạnh sống mũi, mô mềm quá nhiều ...
Như vậy, dù bạn là bác sĩ phẫu thuaatjhay bạn là khách hàng cũng đều nên xem xét những ý trên, trước khi quyết định thu gọn đầu mũi hay tư vấn cho khách hàng cảu mình,. chúng ta cứ cẩn thân như vậy để tránh tình trạng nạo mỏng da đầu mũi đi rồi lại khó khăn trong việc làm dày trở lại.
4. Quy trình kỹ thuật thu gọn đầu mũi bằng phẫu thuật
- Bác sĩ khám, thảo luận cùng khác hàng để đồng thuận về giải pháp và mức độ cải thiện.
- Kiểm tra sức khỏe, hoàn thiện thủ tục để phẫu thuật.
- Tiêm tê vùng đầu mũi, nếu bạn sợ đâu thì có thể chọn giải pháp hỗ trợ thêm từ bác sĩ gây mê.
- Phẫu thuật mở da, nâng da, nạo bỏ bớt phần mô mềm làm dày đầu mũi hoặc tháo bỏ những phần ghép gây to đầu mũi.
- Tạo hình lại đầu mũi thon gọn hơn, kết hợp tạo hình dáng mũi, cánh mũi và lỗ mũi nếu thực hiện combo thẩm mỹ mũi toàn diện.
5. Chăm sóc và bình phục
Sau phẫu thuật thu gọn đầu mũi đơn thuần hay thu gọn đầu mũi cùng với thẩm mỹ mũi toàn diện; bạn dẽ được băng ép cố định mũi, dùng thuốc kháng sinh và chăm sóc thay abwng hàng ngày.
băng nẹp có thể được thay, được tháo bỏ hoàn toàn trong thời gian 1-3 tuần... tùy trường hợp.
Phần mũi và vùng lân cận có thể có sưng phù ít hay nhiều, bạn giữ tốt thì sẽ dần hết trong thời gian 3-10 ngày
Đầu mũi gom dần và ổn định hoàn toàn sau 3-6 tháng, có trường hợp đến 1-2 năm; vậy bạn hãy kiên nhẫn nhé, hãy thường xuyên tương tác cùng bác sĩ phẫu thuật cho bạn để có được kết quả tốt nhất có thể.
Bình luận