Nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật nâng mũi khó hơn nâng mũi thường (nâng mũi easy), nhưng lại là kỹ thuật nâng mũi hiệu quả với những ca mũi sửa, mũi co rút, mũi ngắn hớt, mũi môi ... bởi vì giá trị căn bản của loại hình kỹ thuật này nằm ở chỗ có can thiệp và chỉnh sửa những thành phần tạo hình lên bộ khung vòm của vùng đầu mũi. Chính vì vậy sự cải thiện hình thể ngoài của vùng đầu mũi tốt hơn hẳn so với nâng mũi easy thông thường. Nhược điểm của phẫu thuật loại này là sự can thiệp sâu và nhiều vào các hệ thống mô sụn vách ngăn, sụn cánh mũi, mô xơ, xương mũi... cho nên ít nhiều cũng có những đòi hỏi về kỹ thuật và chăm sóc đặc biệt tốt hơn để hạn chế những tiến triển không tốt. Nhược điểm nữa là việc sử dụng nhiều vật liệu, niều vật tư tiêu hao hơn, do đó tốn kém hơn về chi phí nâng mũi. Vậy khi nào sử dụng kỹ thuật nâng mũi cấu trúc, khi nào không cần thiết sử dụng kỹ thuật nâng mũi cấu trúc, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
1. Những đặc điểm chính của nâng mũi cấu trúc
Phần đầu mũi, đỉnh mũi là vùng da đầu mũi và tổ chức mô mềm tạo nên đầu mũi chúng ta tương đối dày và mềm mại, đây là phần mà hầu hết chúng ta đều có và cần phải có đủ mới cho một mũi đẹp được. Trong nhiều ca lâm sàng, da vùng đầu mũi khá mỏng thì bác sĩ phẫu thuật có thể phải dùng thêm mô đệm như sụn vành tai, cân hay trung bì, mô mỡ hoặc da nhân tạo là megaderm... như vậy mới hy vọng cải thiện được phần nào độ mềm mại của đầu mũi. Nhiều ca mũi co rút, đầu mũi co tụt lại rất ngắn bởi sự tăng phát triển xơ ở dưới da đầu mũi, bác sĩ không chỉ phải cấy ghép mô độn mà còn phải tiến hành bóc xơ và giải phòng sự linh hoạt cho da.
Hai sụn cánh mũi dưới bên, là hai miếng ụn để tạo nên vòm xoang mũi, nó giống như giá đỡ - mái che cho xoang mũi; nó cũng góp phần tạo dựng nên hệ thống nâng đỡ cho đầu mũi. Trong những ca phẫu thuật mũi cấu trúc cơ bản thì hai sụn cánh mũi dưới bên được di động và dùng để tạo hình lại bộ khung đỡ lực cho đầu mũi. Một số ít trường hợp, vì lý do nào đó mà sau phẫu hai miếng sụn này tiêu mỏng đi, yếu lực, nâng đỡ xòm xoang mũi kém, dẫn đến tình trạng bẹp hai lỗ mũi - nhất là khi hít vào mạnh. Trường hợp này bác sĩ thường phải tạo hình ghép chất liệu để tăng cường sức nâng đỡ cho sụn cánh mũi dưới bên. Chúng ta cứ tưởng tượng rằng hai sụn cánh mũi dưới bên nó như hai cái cánh diều vậy, cánh diều yếu thì sẽ bị gãy và bị sập.
Sụn vách ngăn mũi, chính là phần cứng chịu lực nhiều nhất cho đầu mũi. Ngay từ tên gọi là ta hiểu ngay, cái miếng sụn này nó góp phần ngăn cách xoang mũi bên lỗ mũi phỉa với bên trái. Về phương diện hình học thì ta cứ coi nó như cái cột nhà và mô mềm đầu mũi như cái nóc nhà vậy. Đầu mũi muốn cao ra hay dài ra thì cái cột chống này phải được chỉnh sửa và gia cố theo đúng ý đồ phẫu thuật và mong muốn của bệnh nhân. Kỹ thuật tạo hình sụn vách ngăn này, tôi xin phép dùng từ gia cố dựng trụ (như trụ cầu, trụ cột nhà) để dễ hiểu.
Kỹ thuật dựng trụ mũi bằng tạo hình sụn vách ngăn mũi: Các bác sĩ có thể tách sụn vách ngăn ra, cắt bớt đi một phần và dùng phần cắt đó để nối kéo dài và nâng cao cho đỉnh mũi. Nhờ vậy kết quả nâng sửa mũi đạt được về chiều cao và chiều dài. Ưu điểm của nó là dùng sụn tự thân, nhược điểm của phương pháp này là sự tiêu sụn gây sập đầu mũi sau này, sự tiêu niêm mạc và gây thông hai xoang mũi với nhau ở phần tương ứng với nơi cắt bỏ sụn.
Kỹ thuật dựng trụ mũi bằng chất liệu nhân tạo vốn có của bênh nhân và thay vào đó là sử dụng thêm những chất liệu ghép nhân tạo như Medpor, Supor, T- Mesh, Oestepore, ... thường giúp bác sĩ đạt được hiệu quả tạo hình tốt hơn do nguồn ghép dồi dào hơn, không mật thời gian cắt sụn vách ngăn mũi. Nhược điểm đó là chất liệu nhân tạo, ít nhiều cũng có những vấn đề của nó, ngày nay công nghệ sản xuất tốt, bảo quản tốt, sử dụng đúng thì giá trị mang lại ngày càng ổn định hơn cho tạo hình thẩm mỹ mũi.
Kỹ thuật sử dụng sụn vành tai để tạo hình dựng trụ, thường chỉ áp dụng cho những ca chỉ cần nâng đầu mũi ít, bởi vì sụn tai khá mềm mại nên không thể gia cố thêm quá nhiều về chiều cao.
Kỹ thuật dựng trụ mũi bằng việc sử dụng sụn sườn, được nhiều bác sĩ ưu tiên phát triển, nó nhiều, sụn to khỏe chắc ... giúp gia cố trụ mũi rất tốt. Mặt khác đây lại là sụn tự thân cho nên được nhiều bệnh nhân ủng hộ. Kỹ thuật phẫu thuật qua đường mở da ở thành ngực để lấy một đoạn sụn sườn là kỹ thuật ngoài khoa cơ bản, nhưng lại đòi hỏi điều kiện an toàn phẫu thuật tốt, chống sẹo tốt và chú ý những biến chứng liên quan đến phổi và màng phổi. Vài tác giả có nêu về sự phát triển sụn sườn sau gia cố trụ mũi có thể gây hiện tượng trụ mũi hình cong, tuy nhiên chúng tôt chưa thấy ghi nhận và thông báo lâm sàng về số ca có hiện tượng này.
Phần sống mũi, chính là vùng xương mũi, sóng mũi phía trên; thường bệnh nhân nhu cầu nâng cao sống mũi và tạo dáng cho sống mũi; một số khác lại có mũi gồ, xương mũi to .. cho nên cần mài xương và đục bớt xương và hạ gồ ... nhờ vậy công việc tạo dáng cho mũi mới được hài hòa và hoàn hảo.
Đặt chất liệu sống mũi thường sử dụng silicone hoặc ePTFE, đây là những chất liệu nhân tọa phổ biến nhất, được dụng lâu năm nhất và chứng tỏ giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị an toàn lâu dài. Silicone là chất liệu rẻ hơn hẳn so với ePTFE (surgiform, megaform, superform...). Với những ca lầm sàng có da sóng mũi mỏng tì người ta còn đệm thêm megaderm vào sống mũi để tăng độ bền đep cho mũi.
Đặt chất liệu sụn sườn sống mũi. Một số ca, bệnh nhân yêu thích chất liệu tự thân thì bác sĩ sử dụng nagy miếng sụn sườn để đặt vào sống mũi, tính an toàn rât cao, tuy nhiên sụn sườn là mô sinh ọc tự thân, là kết cáu cảu những tế bào sụn, cho nên nhu cầu nuôi dưỡng cũng cầu đủ, trong khi đó nguồn mạch máu cung cấp dinh dưỡng đến mảnh ghép thì lại không có, cho nên chúng tôi từng khám thấy nhiều bệnh nhân bị tiêu sống mũi còn lại miếng sụn sườn lủng củng dưới da sau nhiều năm sử dụng.
2. Quy trình dịch vụ
Khám trực tiếp, thảo luận, quyết định kỹ thuật nâng mũi cấu trúc. Khâu này thenchốt, quyết định toàn bộ quá trình dịch vụ. Bác sĩ có thể tư vấn từ xa để cho lời khuyên nhưng khám trực tiếp thì bác sĩ mới cho chẩn đoán chính xác nhất và có thể dự kiến mức độ chỉ định kỹ thuật và loại trừ những chống chỉ định kỹ thuật phẫu thuật.
Đối với nâng mũi cấu trúc là nâng mũi chi phí nhiều, đòi hỏi kỹ thuật xâm nhập nhiều và đặc biệt là chúng ta có nhiều kỹ thuật nâng mũi đơn giản hơn để cân nhắc chỉ định thay thế. Vậy, cho nên chúng ta cần khám và thảo luận kỹ, chọn cách thức phẫu thuật phù hợp với mình nhất.
Kiểm tra sức khỏe toàn thân bằng khám lâm sàng và kiểm tra xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, chụp phim nếu cần ... những quy trình này giúp chúng ta đi đến chỉ định can thiệp một cách chắc chắn nhất, an toàn nhất cho bệnh nhân và cho ca phẫu thuật.
Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc thường được tiến hành trong phòng mổ với điều kiện chuẩn, có đủ phương tiện dụng cụ thuốc men để thực hiện phẫu thuật. Những ca can thiệp nhiều thì có thể lựa chọn giải pháp phẫu thuật với gây mê toàn thân để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho ca phẫu (gây mê thực hiện trong điều kiện bệnh viện, không thực hiện tại phòng khám)
Kíp phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật cũng cần có đủ trình độ, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện sao cho tiến trình thuận lợi nhất theo đúng kế hoạch.
Chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc cũng cần chú ý kỹ lưỡng, không chỉ những toa thuốc, những cách băng nẹp như bao ca nâng mũi khác, mà bác sĩ phẫu thuật sẽ tùy thuộc sự can thiệp trong phẫu của mình mà cho y lệnh - hướng dẫn đội ngũ chăm sóc hậu phẫu cho đúng nhất và phù hợp nhất.
Hút dịch mũi thường được kiểm tra và thực hiện sau 2 ngày
Tháo nẹp mũi thường được áp dụng sau 5-7 ngày
Bỏ hẳn băng mũi thì tùy theo trường hợp
Cắt chỉ trụ mũi sau 5-7 ngày, cắt chỉ trong lỗ mũi sau 12-14 ngày
Hướng dẫn vệ sinh, giữ gìn mũi, vận động... tùy thuộc từng ca, nhưng nhất định phỉa có để giúp cho mũi sau nâng định hình vào form đúng kế hoạch.
Hình ảnh trước và sau
Chúng tôi là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn
Chúng tôi, kíp phẫu thuật nhiều năm kinh nghiệm, theo đuổi tiêu chí phẫu thuật an toàn, kiên định con đường tạo hình mũi mới cho người Việt đẹp hơn, đẹp một cách hài hòa không lố bịch. Với hàng trăm ca phẫu - sửa mũi xấu, sửa mũi hỏng, chúng tôi tin tưởng mang đến chất lượng tốt, lời khuyên tốt cho từng ca mũi lâm sàng chưa được đẹp, những ca mũi lỗi và những ca mũi khó. Hay liên hệ đặt lịch khám và tư vấn cùng bác sĩ tại số hotline 0966.155.159 và 0911.25.00.55
Bình luận