"Nâng mũi" là một trong những khái niệm dịch vụ thẩm mỹ phổ thông nhất hiện nay ở Việt Nam, từ Thành phố lớn tới thành phố nhỏ, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng tới miền núi, từ già trẻ nam nữ ... Hiện thực này có được không chỉ bởi sự quảng bá truyền thông, mà còn bởi nó mang lại giá trị đích thực cho rất nhiều khách hàng ở mọi miền của đất nước.
Kỹ thuật phẫu thuật nâng mũi là kỹ thuật đã được phát triển từ nhiều thập niên, nhất là ở các nước phương tây, các nước phát triển... Nói về mục tiêu nâng mũi, các sách mô tả rất rất nhiều kỹ thuật nâng mũi khác nhau để ứng dụng với các tình huống lâm sàng khác nhau, cốt lõi vấn đề là chỉnh sửa những khiếm khuyết mũi thấp - tẹt - không cân xứng ... nhờ vậy thì gương mặt được đẹp hơn, thẩm mỹ hơn. Cũng do đó phẫu thuật này lại được xếp vào chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ, trong khi các bác sĩ phẫu thuật Tai Mũi Họng lại thờ ơ.
Bởi vì giá trị thẩm mỹ mà phẫu thuật nâng mũi mang lại là to lớn, là chất lượng, là mang lại niềm vui, sự tự tin và hành phúc cho nhiều người; cho nên, dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ phát triển khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển, có điều kiện kinh tế. Không biết từ khi nào cái tên "Nâng Mũi Hàn Quốc" lại trở thành phổ thông và rất phổ biến ở Việt Nam ta, đến nay không có bất kỳ định nghĩa nào phù hợp và đúng với tên gọi " Nâng mũi Hàn Quốc"; Phải chăng là nó du nhập vào Việt Nam từ Hàn Quốc? hay là tên thương hiệu của các sản phẩm chất liệu nâng mũi xuất xứ từ Hàn Quốc: sụn nâng mũi Silicone, sụn nâng mũi Surgiform, sụn nâng mũi Pureform, Megaderm, T Mesh, Medpor, Supor, nâng mũi bằng tiêm filler hay đặt chỉ?
Chúng tôi nhận thấy quan điểm thẩm mỹ khi nâng mũi của Hàn Quốc mới là khái niệm thương hiệu được lan toả, bởi nó rất đồng bộ ở hầu hết các nguồn thông tin, nó được rất nhiều người Việt Nam ta thích, yêu và mong muốn sở hữu. Nhờ vậy các nhà kinh doanh dịch vụ đã đẩy mạnh truyền thông, quảng bá đến với sự quan tâm của cộng đồng. Tuy nhiên những người thực hiện phẫu thuật nâng mũi ở Việt Nam ta thì chưa thực sự đồng bộ, chưa thực sự hiểu bản chất khái niệm "Nâng mũi Hàn Quốc", cho nên đồng điệu khái niệm này thành khái niệm kỹ thuật phẫu thuật, hay khái niệm dịch vụ y tế ... và đôi khi dẫn tới sự hiểu nhầm giữa Người được tư vấn nâng mũi, người tư vấn nâng mũi, người quảng bá nâng mũi và người thực hiện phẫu thuật nâng mũi!
Bài viết này chúng tôi trình bày một cách chung nhất các kỹ thuật phẫu thuật nâng mũi mà chúng tôi đọc và học được ở nhưng cuốn sách xuất xứ từ các bác sĩ phẫu thuật nâng mũi nổi tiếng của Hàn Quốc, hy vọng mang lại sự tham khảo ý nghĩa về các khái niệm căn bản cho người đọc.
Nâng mũi Hàn Quốc tạo dáng mũi thanh tú, mềm mại tự nhiên
Đặt sụn nhân tạo đơn thuần để nâng mũi: phương pháp sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao phần sóng mũi, gốc mũi và/hoặc đầu mũi để có mũi mới thẩm mỹ hơn do đã cao hơn và dài hơn.
Hầu hết người Á Đông nói chung và Việt Nam ta nói riêng; cả nam và nữ, đều có cấu trúc sống mũi không cao, đầu mũi thấp và ngắn... do vậy nó làm mất cân đối giữa ba tâng của gương mặt; cụ thể là tầng giữa gương mặt bị đuối hơn, cho nên khi nâng cao và làm dài mũi ra một chút thì sẽ cải thiện rất nhiều về hình ảnh bề ngoài cũng như thẩm mỹ gương mặt.
Với mục tiêu như vậy, việc lựa chọn chất liệu nhân tạo: chuẩn, an toàn để đặt dưới da mũi là giải pháp đơn giản mà hiệu quả nhất. Các chất liệu đã được khuyến cáo như: Silicone miếng dạng khối với nhiều cấp độ cứng khác nhau, chất liệu ePTFE với độ tương thích và hoà nhập mô vượt trội, da nhân tạo Megaderm là da nhân tạo với ưu thế là độ mềm mại và đệm rất tốt. Tất nhiên việc kiểm soát chất lượng của từng sản phẩm lại tuỳ thuộc và nhà sản xuất, người bảo quản, bác sĩ ứng dụng thực tế.
Nền tảng vẻ ngoài của mũi là các cấu trúc da và mỡ dưới da của mũi phủ lên trên các hệ thống cấu trúc khung của mũi ở bên dưới như: xương mũi, xương trán, sụn cánh mũi trên, sụn cánh mũi dưới bên, các sụn vừng, sụn vách ngăn mũi, xương lá mía ... như vậy sử dụng các chất liệu nhân tạo kể trên để đệm vào giữa da và các cấu trúc khung cứng bên dưới sẽ giúp chúng ta có được một dáng mũi cao hơn, dài hơn ... ta gọi là phẫu thuật nâng mũi cũng là vì vậy.
Điểm mấu chốt ở đây là bác sĩ phải thực hiện chọn chất liệu nâng gì, điêu khắc chất liệu như thế nào để khi đặt vào dưới da mũi thì tạo được mũi mới cao - dài - thẩm mỹ - và an toàn. Ý này chúng tôi trích dẫn những khuyến cáo của các tác giả Hàn Quốc đó là gọt sụn phải nhẵn nhụi, ăn khớp với các phần da - xương - sụn bên dưới, không nâng quá nhiều, không kéo dài quá mức ... như vậy mới tạo ra những chiếc mũi đẹp hài hoà như rất nhiều diễn viên Hàn Quốc.
Kỹ thuật phẫu thuật chuẩn là điều cần thiết để các thiết kế cho mũi, sụn mũi được trở thành hiện thực. Bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật rạch da kín hoặc phẫu thuật mũi mở. Đường phẫu có thể ở trong lỗ mũi, cũng có thể có thêm đường nhỏ ở ngang trụ mũi. Tạo khoang đặt chất liệu dưới da, không làm tổn thương hệ thống sụn mũi, nâng được màng xương để tạo khoang đặt sụn chắc chắn. Khoang đặt sụn mũi cần vừa vặn và cân đối, như vậy sau mổ mới có được mũi đẹp và cân đối.
Nâng mũi có bọc đệm: Vẫn tiếp tục tư duy như trên, người ta mong muốn làm tăng sự bảo về da cho những vùng da mũi mỏng, da mũi chịu nhiều lực tì đè, cho nên các tác giả Hàn Quốc có giới thiệu các kỹ thuật bọc đệm để cho mũi được bền hơn, ít mỏng da, bóng đỏ da. Các kỹ thuật bao gồm:
. Lấy sụn vành tai bọc đệm cho da đầu mũi gọi là nâng mũi bọc sụn tai.
. Lấy cân cơ thể như là cân thái dương để bọc đệm cho đầu mũi và sống mũi, gọi là nâng mũi bọc cân tự thân.
. Lấy da nhân tạo như là Megaderm để bọc đệm cho đầu mũi, sống mũi thì gọi là nâng mũi bọc Megaderm
Như vậy, căn bản phẫu thuật có bọc đệm là phẫu thuật giúp làm tăng độ bền và sự bảo về cho mũi, còn căn bản nguyên lý phẫu thuật cũng chỉ giống như phẫu thuật nâng mũi bằng đặt chất liệu ghép thông thường. Bác sĩ Phan Tuynh xếp chung hai loại kỹ thuật này vào một dạng gọi là phẫu thuật nâng mũi không cấu trúc. (chủ yếu để phân biệt với nâng mũi cấu trúc).
Nâng mũi cấu trúc: là phẫu thuật nâng mũi có can thiệp chỉnh sửa vào các cấu trúc phần khung của mũi như: xương mũi, sụn vách ngăn mũi, các loại sụn mũi ... nhờ vào sụn chỉnh hình phần khung như này thì sẽ làm nền tảng cho sự thay đổi hình thể ngoài của mũi. Những trường hợp phẫu thuật nâng mũi nhưng cần sự thay đổi kích thước đầu mũi nhiều, hoăc phần mềm mũi đã bị co rút do xơ nhiều, hoặc có sự khiếm khuyết các cấu trúc khung của mũi, hoặc cần chỉnh sửa phần xương cứng của mũi... như vậy đặt chất liệu nhân tạo dưới da đơn thuần không thể đáp ứng được đòi hỏi cải thiện thẩm mĩ, cho nên người ta cần chỉnh sửa cấu trúc bên dưới để làm nền tảng cho sự đặt chất liệu thẩm mỹ mũi. Như vậy căn bản của phẫu thuật nâng mũi cấu trúc là can thiệp vào các cấu trúc khugn cứng làm nên dáng cảu mũi, đó là sự khác biệt của nâng mũi cấu trúc và nâng mũi không cấu trúc.
Có rất nhiều kỹ thuật nâng mũi cấu trúc đã được phát minh và phát triển, đến nay những phương pháp đã chứng minh hiệu quả là:
. Dựng trụ vách ngăn bằng chất liệu nhân tạo như: Medpor, Suppor, T- Mesh... mỗi chất liệu có những đặc điểm riêng và có những ưu nhược điểm riêng. Những người làm chuyên môn nên tìm hiểu kỹ để truyền tải tới bệnh nhân cho cụ thể và rõ ràng.
. Dựng trụ mũi bằng kỹ thuật tạo hình sụn vách ngăn mũi, tức là bộc lộ sụn vách ngăn vốn có của bệnh nhân, cắt khâu tái tạo lại để cho nó dài các chiều mà bác sĩ mong muốn, có thể chỉnh lệch vách ngăn kèm theo ... nhờ vậy trụ mũi được cao và dài hơn và phẫu thuật kéo dài - nâng cao đầu mũi hiệu quả hơn. (Phẫu thuật làm ngắn và làm thấp đầu mũi bằng việc bộc lộ và cắt bớt sụn vách ngăn là dạng ngược với kỹ thuật này).
. Tăng cường sụn vách ngăn mũi, hay sụn cánh mũi ... bằng sụn vành tai cũng có thể được xếp vào phẫu thuật mũi cấu trúc (theo đúng khái niệm mà chúng tôi đưa ra ở trên). Đây là kỹ thuật ghép sụn tự thân để hỗ trợ cho nâng mũi nhưng sụn vành tai thường mềm, khả năng cải thiện nhiều về chiều cao và độ dài là rất khiểm tốn, các bác sĩ nên tuỳ trường hopwj mà ứng dụng cho phù hợp. Ưu điểm của nó chính là sự hạn chế can thiệp vách ngăn mũi quá sâu.
. Nâng mũi sụn sườn: người ta lấy sụn sườn số 7 hoặc 8 để đưa lên gia cố cho sụn vách ngăn mũi. Sụn sườn có số lượng nhiều, miếng to chắc và chịu lực tốt cho nên được sử dụng trong những trường hợp nâng mũi sứt môi, mũi co rút nhiều, hay mũi cần kéo dài đầu mũi nhiều ... nhược điểm của kỹ thuật này chính là độ cong của sụn sườn, cho nên lâu dài miếng sụn cũng có xu thế cong, nhược điểm nữa là kỹ thuật phẫu thuật hai nơi: ngực và mũi. Trường hợp lấy sụn sườn để gọt thành miếng độn sống mũi giống như nâng mũi bằng sụn silicone hay ePTFE thì có được gọi là nâng mũi cấu trúc không? theo cách phân loại của chúng tôi thì không phải, chúng tôi cũng không chủ trương khuyến khích chỉ định loại hình này bởi sụn sườn được cấu trúc bởi tế bào cơ thể, nó hoàn toàn không trơ, cho nên theo năm tháng miếng sụn tiêu đi và sống mũi trở thành hình ảnh gồ ghề như có cục u dưới da .. . vừa xấu, vừa tệ, vừa khó thay thế ...
. Nâng mũi sửa lại, có chỉnh sửa các khiếm khuyết về sụn mũi như sụn cánh mũi, sụn vách ngăn ... cũng được xếp vào dạng kỹ thuật nâng mũi cấu trúc. việc phẫu thuật chỉnh sửa lại, xếp lại, tái tạo lại cấu trúc phần cứng cho mũi chính là nên tảng - là nguyên lý cơ bản để dựng nên một mũi mới đep hơn và cải thiện hơn.
Các dịch vụ hỗ trợ để thực hiện phẫu thuật: bao gồm cơ sở vật chất - phòng mổ, máy móc, bác sĩ gây mê, thuốc tê, thuốc mê, phương pháp gây mê, tiền mê, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, chăm sóc sau phẫu thuật ... là nhứng yếu tố cần thiết mà bất kỳ kỹ thuật nâng mũi nào, bất kỳ bác sĩ nâng mũi nào cũng cần để thực hiện ca phẫu của mình. Các bạn có thể tham khảo các yếu tố này trong các bài viết khác của chúng tôi.
Hiệu quả thẩm mỹ lâu dài: Nâng mũi Hàn Quốc được hiểu là quan điểm nâng mũi đẹp hài hoà, không lộ, bền theo thời gian. Nâng mũi Hàn Quốc là tạo được mũi đẹp như là cha mẹ sinh ra đã đẹp, giống như hình ảnh các diễn viên Hàn trên phim truyền hình dài tập. Các kỹ thuật phẫu thuật nâng mũi thì rất phòng phú, Bác sĩ nâng mũi Hàn Quốc cũng viết sách và trình bày chop cả thế giới đọc và hiểu, vậy nên Người Việt ta ham học hỏi - rất tinh khôn, cũng nên tìm hiểu để được thẩm mỹ đẹp như Sao Hàn mà vẫn đẹp dịu dàng như phụ nữ Việt.
Giấy phép chứng nhận và chứng chỉ hành nghề theo quy định
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THẨM MỸ
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch HCM
PHẪU THUẬT NỘI SOI CƠ BẢN
Bệnh Viện Việt Đức - HN
BẰNG BÁC SĨ
Đại Học Y Hà Nội
THẠC SĨ Y HỌC
Y Hà Nội
CMI PHẪU THUẬT NÂNG MÔNG
Viện Bỏng Lê Hữu Trác
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHÊ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THẨM MỸ
Sở Y Tế Hà Nội
CMI PHẪU THUẬT UNG THƯ TIÊU HÓA
IASGO and VSS- BV VIetDuc
PHẪU THUẬT NỘI SOI NÂNG CAO TẠI CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC 2008 - 2009
CH Liên Bang Đức
BẢO HỘ NHÃN HIỆU DR TUYNH
Cục sở hữu trí tuệ
CMI PHẪU THUẬT NÂNG NGỰC
Được cấp bởi Allergan Vietnam
Hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, sự kiện hoạt động trung tâm
18-11-2024
Bình luận