1
Bạn cần hỗ trợ?
  • Call Us 096 615 5159
  • ductuynh1976@yahoo.com
  • 193 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

Bảo Dưỡng Mũi nghe như máy móc!

Ths.Bs. Phan Tuynh Thẩm mỹ khuôn mặt Đăng ngày - 23/04/2025

Có lẽ chưa từng ai đề cập đến khái niệm bảo dưỡng mũi, nghe nó như là bảo dưỡng cái máy móc hay xe cộ gì đó, nhưng chúng ta nhìn nhận vấn đề sang y học lại thấy có vẻ hợp lý và có tính ứng dụng thực tế cao. Bài viết này, là một cách nhìn, một góc nhìn, một kiểu tư duy của riêng cá nhân Bác sĩ Phan Tuynh, Bác sĩ viết để chia sẻ với cộng đồng, mời quý bạn đọc tham khảo.

Với những người đã phẫu thuật nâng mũi, người ta có ghép những chất liệu tự thân hay nhân tạo dưới da để tạo nên một dáng mũi mới cao hơn, dài hơn và đẹp hơn. Cơ thể chúng ta có thể thay đổi rất nhiều theo thời gian, từng tế bào thay đổi, từng bộ phận thay đổi và mũi cũng không ngoại lệ, đặc biệt là mũi sau nâng, mũi sau thẩm mỹ. 

Mũi sau thẩm mỹ sẽ có những những sự biến đổi nhiều hơn so với mũi vốn có, vẻ đẹp của mũi có thể thay đổi theo thời gian, do tác động từ bên ngoài, do chất liệu ghép, do phản ứng mô với chất liệu ghép mũi, do cuộc sống ính hoạt và sự tác động vào mũi ... 

Vì những lý do trên mà các bạn đã từng nâng mũi, thẩm mỹ mũi nên có tư duy chăm sóc, bảo vệ, duy trì vẻ đep của mũi lâu dài. Bác sĩ Tuynh đưa ra khái niệm Bảo dưỡng mũi để cá bạn chú trọng hơn vào vấn đề chăm sóc sức khẻo bản thân mình.

Về cấu trúc của mũi người bình thường, sẽ có:

- Bề mặt da vùng sống mũi, vùng đầu mũi, vùng cánh mũi...

- Mỡ dưới da của mũ cũng rất quan trọng, lớp này bao gồm mô mềm, mạch máu và những yếu tố giúp da đẹp, sánh và bao phủ những lớp bên dưới, tạo nên hình ảnh thẩm mỹ cho mũi.

- Cấu trúc xương mũi phía trên, cấu trúc sụn mũi phía vùng đầu mũi và trụ mũi

- Lớp niêm mạc trong lỗ mũi

Về cấu trúc cảu những mũi đa thẩm mỹ mũi, sẽ có thêm các phần khác như:

- Chất liệu độn sống mũi: silicone, ePTFE, Chỉ, sụn sườn, megaderm

- Chất liệu độn vùng đầu mũi: Silicone, ePTFE, sụn tai, megaderm, Eostepore, trung bì, cân, Medpor, ...

- Chất liệu ghép vách ngăn mũi: trụ silicone, trụ ePTFE, trụ medpore, trụ T Mesh, sụn vách ngăn ghép mới, sụn sườn ghép mới, sụn tại ghep mới...

Như vậy tùy loại hình nâng mũi mà sẽ có những biến đổi cấu trúc của mũi; bất kỳ sự biến đổi nào của những cấu trúc nêu trên đều có thể gây ra những biến đổi thẩm mỹ của mũi; đó không chỉ là thẩm mỹ mà còn là sức khỏe bình thường của những phần mô tế bào vùng mũi. 

Phản ứng của cơ thể tại mũi ở những người sau phẫu thuật nâng mũi, đó là sự biến đổi và mô xơ, mạch máu nuôi dưỡng, sự nuôi dưỡng tế bào, phản ứng đào thải chất lạ ... tất cả những thứ đó tạo nên một sự vận động biến đổi phức tạp và chúng ta cần có sự quan tâm đúng mức, khám bác sĩ có chuyên môn, chăm sóc giữ gìn thường xuyên ... cứ gọi là cần thiết phải bảo dưỡng mũi.

Làm gì để bảo dưỡng mũi sau phẫu thuật nâng mũi?

Ngay khi mũi mới nâng, bác sĩ nào cũng hẹn bệnh nhân tái khám, kiểm tra, chăm sóc, dặn dò... cũng được gọi là phần đầu tiên cảu bảo dưỡng mũi; người nâng mũi xong cần 7 ngày để lành thương, 3 tuần để ổn định tương đối, 3 tháng đểm mũi ổn định, 6 - 12 tháng để mũi vào form dáng mềm mại ... trong giai đoạn này các bạn thường tư vấn nhắc nhở bảo vệ giữ gìn mũi kỹ, tránh va đập, tránh đụng chạm... tránh đủ thứ ... 

Giai đoạn mũi đã ổn định như mũi người bình thường, các bạn có cần giữ gìn không? thực tế thì không nhất thiết phải quá chặt chẽ, chúng ta sống cần khỏe đẹp và thỏa mái chứ; nhưng chúng ta cần hiểu về mũi của mình xem làm kỹ thuật gì, nên tránh những thói quen thao tác gì để mũi không bị phá hỏng sớm. Nếu tránh được, nếu thay đổi thói quen được thì tại sao chúng ta không làm? 

- Hạn chế ngoáy mũi, ngoáy mũi thô bạo; chúng ta có thể vệ sinh mũi bằng những giải pháp hàng ngày như xịt mũi, rửa mũi ... thay vì cho ngón tay to vào ngoáy mũi. Không cần giải thích các bạn cũng hiểu sự tác động của động atcs này vào những cấu trúc mà bác sĩ nâng mũi thực hiện tạo hình mũi cho bạn. 

Chăm sóc trong mũi như xịt nước muối biển, nhỏ nước muối sinh lý, rửa mũi vừa giúp bảo vệ mũi sạch, vừa giúp tránh bệnh lý viêm mũi, vừa giúp dinh dưỡng niêm mạc mũi hàng ngày, lớp niêm mạc này tốt, khỏe, dày thì hạn chế những biến chứng sau nâng mũi nhu mỏng niêm mạc mũi, lòi chất liệu mũi. Đó chính là bảo dưỡng mũi hàng ngày. 

- Hạn chế vặn vẹo đầu mũi, thay đổi thói quen quêt tay ngang mũi, cũng là một vấn đề quan trọng để bảo dưỡng mũi hàng ngày.

Bạn biết rằng, bạn nâng mũi sẽ có chất liệu ghép nhân tạo nằm ở sống mũi, đầu mũi, trụ mũi ở vách ngăn mũi... bạn tác động lực mà vặn vào đó thì thực sự không ổn. Sống mũi có dạng chứ I hoặc chữ L, trụ mũi có dạng dẹt dài ... lực tác động vào một đầu thì sự biến động sẽ xuất hiện trên toàn bộ cấu trúc chất liệu ghép và đương nhiên tác động đến mô liên kết và sự liên kết của chất liệu ghép với những cấu trúc xung quanh. Nếu bạn tác động như vậy ở giai đoạn sớm thì chắc chắn không ổn, nếu bạn tác động quá nhiều và quá mạnh ở giai đoạn muộn thì nguy cơ không ổn sẽ xuất hiện... Vậy nên, động tác xoắn vặn đầu mũi, động tác quệt ngang đầu mũi ... là một động tác thừa, thói quen này nên được hạn chế hoặc bỏ với những bạn đã nâng mũi ... (trừ vài trường hợp cụ thể). Đây là bảo dưỡng mũi hàng ngày là vì như vậy. 

- Chăm sóc lớp da và mô mềm dưới da phủ vùng mũi, là một nghiệm pháp bảo dưỡng mũi sau nâng mũi, quan trọng và dễ thực hiện.

Bạn nghĩ đi, mụn trứng cá, mụn trứng tôm, mụn viêm da ở đầu mũi... có thể tác động vào chất liệu nâng mũi không? có đấy nhé, hỏng mũi luôn đấy nhé. Bất cứ sự viêm nhễm nào ở da vùng sống mũi, đầu mũi sau phẫu thuật nâng mũi đều là nguy cơ cho mũi sau nâng, vậy nên các bạn cần chăm sóc giữ vệ sinh da mũi, cần điều trị đúng đủ và kíp thời nếu có biểu hiện viêm nhé.

Sau phẫu thuật nâng mũi lâu năm, có thể còn có hiện tượng mỏng da vùng đầu mũi và sống mũi, đó là do sắc căng, đó là do phản ứng loại thải, đó là do bao xơ... chúng ta dễ dàng bắt gặp những mũi lộ sống, lộ chất liệu, lộ đầu mũi,... ở bất kỳ đâu. Hiện tượng mỏng da đó là hậu quả của mỏng lớp mỡ dưới da, mỏng lớp trung bì da... và kém nuôi dưỡng bề mặt da. Các bạn có thể dự phòng hiện tượng này bằng những giải pháp dưỡng da để da tốt, da khỏe; các bạn có thể áp dụng những giải pháp chuyên sâu hơn như tiêm chất dưỡng da: Meso, tinh chất, dưỡng chất... hoặc tốt hơn nữa là bạn cấy mỡ tự thân để bảo dưỡng da, chống lộ chất liệu, ... 

Vấn đề chuyên khoa thẩm mỹ mũi: người ta có thể có những  tiểu phẫu thuật để bọc đệm và bảo vệ đầu mũi mỏng da, có thể phẫu thuật thay mũi và bọc megaderm... hoặc có thể áp dụng những thủ thuật như cấy mỡ tự thân định kỳ để dưỡng da mũi, giúp cho mũi luôn đẹp màu đẹp tự nhiên hơn. 

Khám định kỳ sau phẫu thuật nâng mũi là việc nên làm, hàng năm hoặc vài năm, bạn nên tái khám bác sĩ phẫu thuật nâng mũi cho bạn, để xem sự tiến triển của mũi, sự ổn định chất liệu, sự phản ững của cơ thể. Bạn cũng nên đi khám lại ngay bác sĩ khi thấy dấu hiệu gì đó bất thường, bất kỳ ai trng chúng ta cũng có thể ốm, bất kỳ cơ quan nào cũng có thể bệnh, vậy mũi sau nâng cũng có thể có những vấn đề bất thường, hãy khám chuyên khoa, hãy can thiệp đúng và kịp thời thì sẽ đảm bảo cho bạn.

Chúc các bạn mãi khỏe đẹp, 

Bác sĩ Phan Tuynh, Thẩm Mỹ viện Thái An, QUận 3, TPHCM

Hotline 0966-155-159; 0911-25-00-55

Bình luận