Quyên Thẩm mỹ khuôn mặt Đăng ngày - 14/08/2021
[Dr.Tuynh] "Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi bước vào một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ" - Dr. PhanTuynh.
Do đặc điểm nhân trắc người Á Đông, đặc biệt là Việt Nam chúng ta, đại đa số là mũi không được như ý về độ cao, độ dài và độ thon. Vậy nên nhu cầu phẫu thuật nâng mũi để cải thiện thẩm mỹ, cải thiện hình tướng bên ngoài là rất phổ biến.
Hàng chục năm nay, phẫu thuật nâng mũi đã du nhập và phát triển mạnh ở Việt Nam với rất nhiều hình thái kỹ thuật và kiểu dáng khác nhau. Đôi khi làm chúng ta bị loạn và không hiểu đầu đuôi ra sao. Trên quan điểm đơn giản hoá tư duy nhận thức, tư duy thực hành trong phẫu thuật nâng mũi, Bác sĩ Phan Tuynh xin trình bày đơn giản vấn đề trong bài viết này. (Gọi là quan điểm nâng mũi Easy, Easy hiểu là đơn giản)
Chúng ta sẽ chia làm 5 phần chính để phân tích, bao gồm: Kiểu dáng mũi mong muốn đạt được; Các kỹ thuật phẫu thuật trong nâng mũi; Những điểm yếu giải phẫu thường gặp ở mũi; Các loại chất liệu dùng để phẫu thuật nâng mũi; Các biến chứng của nâng mũi.
Phần 4. Các loại chất liệu ghép trong phẫu thuật nâng mũi
Để có được mũi mới đẹp hơn, thay đổi hơn, tất yếu phải sử dụng chất liệu độn. Cho đến nay có rất nhiều loại chất liệu độn, có thể chia làm ba loại chính là #mô_tự_thân, mô đồng loại và #chất_liệu_nhân_tạo.
Mô ghép tự thân
Mô ghép tự thân được sử dụng nhiều hiện nay: sụn tai, sụn sườn, sụn vách ngăn, cân thái dương, trung bì (da), mỡ ... tuỳ từng đặc điểm các ca phẫu mà bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng sử dụng loại hình mô tự thân nào. Ưu điểm nổi trội của mô ghép tự thân chính là yếu tố hoà hợp mô, sự hoà hợp mô làm loại trừ những phản ứng đào thải, giảm các phản ứng miễn dịch quanh mô ghép ... nhờ vậy ít biến chứng xa, làm tăng giá trị đẹp và bền của phẫu thuật nâng mũi.
Người ta thường sử dụng mô tự thân để hỗ trợ và làm giảm các yếu điểm của chất liệu ghép nhân tạo. Có thể kể đến tên các thủ thuật như:
Mô đồng loại
Mô đồng loại cũng được sử dụng nhưng không phổ biến nhiều. Hiện nay có sụn sườn đồng loại đang lưu hành. Sụn sườn đồng loại phát huy được ưu điểm vững chắc, dồi dào về số lượng và tránh được việc phải mổ lấy sụn tự thân.
Nhược điểm cần chú ý là giá thành cao, có tình trạng phản ứng loại thải mô (bởi nó vẫn là những kháng nguyên hữu cơ), và cần phải kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Chất liệu ghép nhân tạo
Chất liệu ghép nhân tạo rất phổ biến hiện nay bởi nó đảm bảo được tính an toàn, sự phổ biến, sự tiện lợi trong sử dụng, dễ đạt thẩm mỹ. Hơn nữa, nó có đủ tiêu chuẩn kiểm soát, có lịch sử sử dụng nhiều năm để kiểm chứng.
Trên thị trường hiện nay, các chất liệu nhân tạo đủ đáp ứng để cải thiện hầu hết các phần của mũi như: nâng cao sống mũi, nâng cao trụ mũi, chỉnh hình đầu mũi, đệm chống mỏng da sống mũi và đầu mũi.
Về bản chất hoá học của các chất liệu thì cũng có nhiều dòng khác nhau, bác sĩ Tuynh xin kể vài tên như: Silicone y tế loại rắn, ePTFE, Medpor, Mesh tự tiêu ... muốn tìm hiểu về những chất liệu này thì rất đơn giản: hãy tìm hiểu trên wikimedia là đủ.
Bác sĩ Tuynh lựa chọn sản phẩm dựa vào những tiêu chí an toàn và lịch sử sử dụng để kiểm chứng, dựa vào những bằng chứng thực tế để tư vấn và cung cấp thông tin cho khách hàng. Các loại chất liệu hiện nay có thể yên tâm dùng được trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi bao gồm:
-Chất liệu silicone: chất liệu này có thể được cung cấp nguyên khối lớn hoặc từng mẫu nhỏ hoặc từng kiểu dáng kích cỡ cụ thể ... qua đó bác sĩ phẫu thuật lựa chọn để cải thiện sống mũi hay đầu mũi cho khách hàng. Yếu tố cốt lõi là khả năng khắc gọt của bác sĩ sao cho chất liệu ghép vừa khít với các cấu trúc mũi sẵn có - qua đó tạo nên dáng mũi mong muốn, và bền theo thời gian. Các sản phẩm đang được truyền thông bao gồm: Silicone xuất xứ Hoa Kỳ, Xuất xứ Hàn Quốc, Bistoll softxil ....
-Chất liệu ePTFE: là chất liệu được tạo ra dựa trên sự cải tiến công nghệ chỉ phẫu thuật hay các mảnh ghép trong phẫu thuật tim mạch. Lý luận về ưu điểm thì rất nhiều, căn bản là sự hoà hợp mô tốt, ít lộ chất liệu, ít trôi - lệch chất liệu, tạo mũi tự nhiên. Tất nhiên là kỹ thuật gọt sụn và phẫu thuật cũng vẫn đóng vai trò quan trọng chủ yếu. Nhược điểm của loại chất liệu này là giá thành cao, hai loại đang được quảng bá rộng rãi tại Việt Nam là Pureform và Surgiform.
-Chất liệu da sinh học: dùng để đệm làm dày da, chống lộ sụn ở sống mũi và đầu mũi cũng hay được sử dụng. Sản phẩm được quảng bá nhiều là Megaderm. Chất liệu này có chi phí vừa phải nhưng hiện tượng phản ứng loại thải của cơ thể đôi khi có gặp.
-Chất liệu tạo trụ vách ngăn Medpor: là chất liệu nhân tạo được dùng nhiều để thay thế xương mất như: hộp sọ, xương mặt ... do vậy tính an toàn cũng cao. Bác sĩ thường dùng loại này để thay thế sụn tự thân trong việc gia cố làm cao và làm dài sụn vách ngăn mũi. Về lâu dài, một số trường hợp có hiện tượng loại thải chất liệu ra ngoài, nhiều quan điểm cho rằng nó là hậu quả của kỹ thuật phẫu tích - che chắn trong mổ không tốt; thật may là hiện tượng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khoẻ và thẩm mỹ. Hiện nay đang có xu hướng thay thế medpor bằng chất liệu tiêu chậm, tất nhiên thời gian kiểm chứng chưa dài, cho nên chúng tôi cũng không tìm được nhiều bằng chứng để bang luận trong bài viết này.
Ở đâu tư vấn thẩm mỹ nâng mũi uy tín?
Tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, có nhiều bệnh viện thực hiện phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ nâng mũi uy tín để các bạn đặt niềm tin. Các bệnh viện là nơi có khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động, các bác sĩ phẫu thuật tạo hình được đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề hợp pháp. Tư vấn thẩm mỹ nâng mũi hiệu quả, bạn sẽ biết thực trạng vùng mũi của bạn có cần làm phẫu thuật hay không cần, bạn cần làm đến mức độ nào là hợp lý, bạn nên làm gì và không nên làm gì… Muốn được vậy, bác sĩ cần thăm khám, hỏi han sau đó cho bạn lời khuyên tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ Phan Tuynh về các loại chất liệu ghép trong phẫu thuật nâng mũi.
Fanpage Facebook: Bác sĩ Phan Tuynh (https://www.facebook.com/Dr.Phantuynh)
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCGyUm2DGpejIX7gbbofoczw
Bình luận