1
Bạn cần hỗ trợ?
  • Call Us 096 615 5159
  • ductuynh1976@yahoo.com
  • 193 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

Top 5 điều cần biết khi phẫu thuật nâng mũi

Quyên Thẩm mỹ khuôn mặt Đăng ngày - 17/12/2021

Cử nhân Quách Ngọc Thúy

[Dr.Tuynh] Nâng mũi là dịch vụ thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Nâng mũi mang lại cho người trải nghiệm sự thay đổi rõ rệt nhất về tổng thể khuôn mặt. Chính vì thấy được nhu cầu thẩm mỹ mũi ngày càng gia tăng, thông qua bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ thêm cho các bạn những điều cần biết trước khi trải nghiệm nâng mũi.

1- Mục tiêu nâng mũi là gì?

Đa phần khách hàng tư vấn nâng mũi thường có những khuyết điểm về phần mũi như mũi thấp bẩm sinh, đầu mũi ngắn tẹt, cánh mũi bè, lỗ mũi to, sống mũi thấp gồ hoặc lệch vẹo,… để có được mũi mới đẹp hơn, thẩm mỹ hơn và thanh thoát hơn .

2 - Những kỹ thuật nâng mũi hiện nay?

Gồm có: Nâng mũi bằng chất liệu độn nhân tạo đơn thuần, nâng mũi bọc đệm và nâng mũi cấu trúc.

Nâng mũi bằng chất liệu độn nhân tạo đơn thuần: Thường được sử dụng chất liệu Sillicon y tế hoặc EPTFE. Bác sĩ sẽ khắc gọt, tạo hình những chất liệu này thành hình phù hợp và khít với cấu trúc mũi vốn có của từng người, để khi đặt dưới da, có thể tạo dáng mũi đẹp và phù hợp nhất

Nâng mũi có bọc đệm: kết hợp với chất liệu mũi sẽ có đệm che chắn vùng đầu mũi hoặc sống mũi bằng sụn tự thân (sụn tai), cân tự thân mềm như trung bì hay cân thái dưới hay bọc da nhân tạo Megaderm. Việc bọc đệm này sẽ chống mỏng da và đỏ da ở những vùng có sức căng lớn như sống mũi hay đầu mũi.

Nâng mũi cấu trúc: là phẫu thuật tạo dáng mũi mới cao hơn, dài hơn, dựa trên nền tảng sắp xếp lại các cấu trúc khung sụn xương của mũi. Hầu hết những ca mũi ngắn, mũi hớt, đầu mũi tụt, mũi lệch vẹo, nâng mũi sửa lại ... cần sử dụng kỹ thuật phẫu thuật này để đạt mục tiêu chỉnh sửa giải phẫu và thẩm mỹ của mũi cho phù hợp từng người.

3 - Những phần cần chỉnh sửa khi phẫu thuật nâng mũi.

Các khuyết điểm giải phẫu thường gặp và có thể chỉnh sửa:

Về đầu mũi: đầu mũi tẹt, đầu mũi dày, đầu mũi gục hay đầu mũi lệch, đều là những vấn đề chính đáng cần để phẫu thuật nâng mũi.

Về trụ mũi: trụ mũi lệch, trụ mũi quá to và bè ngang,… cần được chỉnh sửa lại để cân đối hơn, trụ mũi sẽ bớt to và bớt xấu hơn.

Về sống mũi: sống mũi lệch, gồ,… cần chỉnh bằng đặt sống nhân tạo hay phải chỉnh sửa xương mũi như mài xương mũi, bỏ gồ mũi.

Da mũi mỏng, da đầu mũi lõm thường sẽ được sửa bằng cách bọc cân hay bọc da nhân tạo.

Tụt chất liệu do mang sụn nhân tạo nhiều năm, khoang đặt chất liệu không tốt sẽ khiến chất liệu trôi dần xuống phía dưới.

Cánh mũi quá to nên thu nhỏ lại hoặc cuộn lại cho gọn.

4 - Chất liệu mũi được sử dụng.

3 loại chất liệu độn thường được sử dụng: mô tự thân, mô đồng loại và chất liệu nhân tạo.

Mô ghép tự thân được sử dụng nhiều hiện nay : sụn tai, sụn sườn, sụn vách ngăn, cân thái dương, trung bì (da), mỡ,… tùy từng ca phẫu mà sẽ chọn loại phù hợp. Ưu điểm nổi trội nhất của sử dụng mô ghép tự thân là yếu tố hòa hợp, loại trừ những phản ứng đào thải và giảm các phản ứng miễn dịch quanh mô ghép.

Mô đồng loại – sụn sườn đồng loại phát huy được ưu điểm vũng chắc, dồi dào về số lượng và tránh được việc phải lấy sụn tự thân.

Chất liệu ghép nhân tạo: đảm bảo được tính an toàn, sự phổ biến, sự tiện lợi trong sử dụng và dễ đạt thẩm mỹ.

5 - Các biến chứng có thể gặp sau nâng mũi.

Do tay nghề của người thực hiện, không đảm bảo quy trình phẫu thuật, chất lượng chất liệu nâng mũi kém hay chăm sóc hậu phẫu không cẩn thận,… sẽ dẫn đến những biến chứng có thể gặp sau nâng mũi như:

Ø Tình trạng sưng bầm tím, phù nề kéo dài

Ø Bóng đỏ đầu mũi

Ø Lòi sụn nâng mũi

Ø Nhiễm trùng, hoại tử mũi

Ø Thị lực bị ảnh hưởng do nâng mũi bằng Fille

Trên đây là những chia sẻ về những điều cần biết khi thực hiện nâng mũi. Quý độc giả quan tâm tới nâng mũi cần tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định phẫu thuật nâng mũi, để kết quả đạt được sẽ tối ưu nhất.

Fanpage Facebook: Bác sĩ Phan Tuynh (https://www.facebook.com/Dr.Phantuynh)

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCGyUm2DGpejIX7gbbofoczw

Bình luận