1
Bạn cần hỗ trợ?
  • Call Us 096 615 5159
  • ductuynh1976@yahoo.com
  • 193 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

Nỗi ám ảnh rạn da – Cách phòng ngừa rạn da bụng khi mang bầu các chị em nên biết

Quyên Thẩm mỹ body Đăng ngày - 31/12/2021

CN Quách Ngọc Thúy

[Dr.Tuynh] Rạn da khi mang bầu thật sự là nỗi ám ảnh của tất cả các chị em phụ nữ đã. Có tới 90% phụ nữ khi mang bầu xuất hiện rạn da, tình trạng này gây mất thẩm mỹ rất nghiêm trọng trong thời gian dài và thậm trí sẽ không bao giờ biến mất. Quý bạn đọc quan tâm xin tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, cũng như mách bạn các biện pháp phòng ngừa rạn da khi mang bầu!

Thời điểm xuất hiện rạn da khi mang thai?

Rạn da trong quá trình mang thai thường gặp khá phổ biến, tình trạng này bắt đầu xuất hiện ở nhiều sản phụ trong khoảng thời gian từ tháng thứ 6 của thai kỳ - Tam cá nguyệt thứ 2. Trong giai đoạn này, em bé bắt đầu phát triển nhanh, cân nặng của mẹ cũng theo đó tăng dần một cách nhanh chóng, kèm theo đó da bụng của mẹ đàn hồi không kịp thường sẽ gây rạn da. Các vị trí rạn da thường gặp đầu tiên là ngực và bụng, tiếp đó là các vị trí cánh tay, mông và và bắp đùi. Tùy vào cơ địa của mỗi chị em, mà ban đầu các vết rạn da có thể đỏ, tím hoặc trắng sau rồi chuyển thành xám hoặc đen sau sinh.

Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

Bản chất rạn da là kết quả của việc Collagen và các lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới da bị phá vỡ.

Được chia làm các nguyên nhân:

  • Thay đổi hormone trong cơ thể

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ thay đổi, nhất là từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi, sự thay đổi sẽ càng rõ rệt từ những tháng sau của thai kỳ. Thời điểm này, thai nhi và nhau thai sẽ tiết ra progesterone và estrogen kích thích các tiền hắc tố Melanin làm tăng sắc tố da. Đây cũng chính là nguyên nhân mà khi mới xuất hiện các vết rạn thường có màu đỏ hoặc tím sậm, ngoài ra chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh nhiều mẹ bầu xuất hiện tình trạng tàn nhang và nám khi mang thai – đều do tăng hormon gây ra.

  • Do cơ địa

Những mẹ bầu có cấu trúc da yếu, dễ bị thay đổi, độ đàn hồi của da kém sẽ dễ bị rạn da hơn so với những người có cấu trúc da bền vững và độ đàn hồi cao.

  • Do tăng cân quá nhanh

Trong thời kỳ mang thai, các thai phụ thường tăng cân phụ thuộc vào cân nặng của thai nhi và năng lượng nạp vào cơ thể. Ở những người mang đa thai hay thai to cân nặng thường tăng nhanh và đột ngột khiến da bị kéo dãn và mất đi độ đàn hồi. Hoặc tình trạng sản phụ ăn uống không khoa học, tăng cân quá nhiều cũng là nguyên nhân gây rạn da.

  • Do di truyền

Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị gái đã mang thai cũng xuất hiện tình trạng rạn da, thì khả năng cao bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này khi mang bầu.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ rạn da

Tiền sử: Nếu ở tuổi dậy thì mẹ bầu đã xuất hiện rạn da thì khi mang thai nguy cơ bị rạn da cũng khá lớn.

Tuổi tác: Mẹ mang thai quá sớm hoặc quá muộn (dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi) thì nguy cơ rạn da càng cao do còn quá trẻ chưa phát triển hoàn thiện hoặc da bị lão hóa do đã nhiều tuổi.

Thiếu dưỡng chất: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không chăm sóc được da bụng tốt sẽ khiến da yếu dần, nhanh lão hóa, độ đàn hồi kém sẽ dẫn đến rạn da.

Lười vận động: Mẹ bầu không thường xuyên tập luyện thể thao, ít vận động, thì tỉ lệ rạn da cũng cao hơn so với các mẹ chăm tập luyện thường xuyên.

Hình thái và màu sắc vết rạn da

Các vết rạn da không gây đau, nhưng thường gây khó chịu ngứa do da bị kéo căng.

Hình thái các vết rạn thường khác nhau giữa các mẹ bầu. Khi mới hình thành thường có độ dài từ 5-10cm với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Ở những mẹ tăng cân nhanh và nhiều, các vết rạn sẽ dài và dày đặc hơn những mẹ tăng cân bình thường.

Với các mẹ sinh con lần đầu, vết rạn thường có màu đỏ, màu hồng hoặc hồng tía. Những mẹ sinh con từ lần thứ 2 trở đi, các vết rạn thường nhạt màu hơn.

Sau sinh một thời gian, các mạch màu co lại, các vết rạn da này thường chuyển sang màu trắng, đen hoặc đỏ gần đồng nhất với màu da của mẹ bầu. Và cũng có thể mờ dần sau sinh.

Các cách chống rạn da hiệu quả

Rạn da là nỗi ám ảnh của bất kỳ mẹ bầu nào khi mang thai và chống rạn da là nỗi quan tâm gần như của 100% các mẹ. Một số cách chống rạn da hiệu quả tại nhà các bạn cùng tham khảo:

  1. Bổ sung các loại thực phẩm thiết yếu cho cơ thể

- Chăm sóc da từ bên ngoài và bên trong cơ thể, đặc biệt là chăm sóc từ bên trong, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể trong thời gian mang thai không chỉ tốt cho làn da, mà còn giúp cung cơ thể của mẹ bầu khỏe hơn, em bé phát triển tốt hơn.

- Các loại thực phẩm tốt cho da, giúp hạn chế rạn da khi mang thai

+ Bổ sung các loại thực phẩm chứa các chất có khả năng chống oxy hóa để bảo vệ và nuôi dưỡng làn da như dâu tây, việt quất, cải bó xôi,…

+ Bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin A như cà rốt, ớt chuông, khoai lang,… giúp phục hồi các mô da bị tổn thương do rạn da

+ Bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin E mang đến lớp bảo vệ màng tế bào da như bông cải, các loại hạt,…

+ Bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin D như ngũ cốc, lòng đỏ trứng gà và các chế phẩm từ sữa,… giúp cải thiện rạn da.

+ Bổ sung  các loại thực phẩm giàu Omega3 và Omega6  giúp da luôn mịn màng, tế bào da luôn khỏe mạnh sẽ hạn chế rạn da như dầu cá, óc chó, cá hồi,…

- Uống đủ nước mỗi ngày 2 lít nước, giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể, cấp ẩm cho da và duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.

  1. Dưỡng ẩm tốt cho da, chăm sóc da

Việc dưỡng ẩm tốt giúp da tăng tính đàn hồi và hạn chế tối đa tình trạng rạn da khi mang thai. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc dưỡng ẩm vào các vùng da dễ bị rạn như vùng bụng, ngực, đùi, bắp chân,…

Mẹ bầu có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm, dầu dừa, nha đam hay các loại tinh dầu thảo dược để massage nhẹ nhàng và dưỡng ẩm. Chú ý nên hạn chế xoa bụng, nhất là trong 3 tháng đầu vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nên vuốt nhẹ nhàng một chiều từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn cho cả mẹ và em bé.

  1. Kiểm soát cân nặng khi mang thai

Tăng cân là tình trạng rất bình thường đối với phụ nữ mang thai. Nhưng với trường hợp thai phụ tăng cân nhanh trong thời gian ngắn sẽ không tốt và là nguyên nhân hàng đầu gây rạn da. Như vậy, việc kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai là rất quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng rạn da, cũng như một số bệnh khác trong thời kỳ mang thai như tiểu đường, huyết áp,…

Việc kiểm soát cân nặng là ăn uống một chế độ ăn đủ chất, tăng cường Vitamin, chất khoáng và hạn chế tinh bột. Nên tham khảo bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn của bạn, để được cung cấp đủ thông tin nhất.

  1. Chăm tập luyện thể dục thể thao

Tập thể dục thể thao và vận động thường xuyên không chỉ giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh dẻo dai mà còn giúp da tăng tính đàn hồi, hạn chế tình trạng rạn da. Hơn nữa, việc tập luyện thường xuyên khiến mẹ bầu tăng sức để kháng, ổn định sức khỏe chuẩn bị cho cuộc đẻ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến rạn da bụng, da bụng chảy xệ sau sinh mà tất cả các chị em đều quan tâm. Hy vọng bài viết mang lại bổ ích cho các bạn đọc.

 

Bình luận