1
Bạn cần hỗ trợ?
  • Call Us 096 615 5159
  • ductuynh1976@yahoo.com
  • 193 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

Nâng mũi rồi muốn tháo, những điểm quan trọng chú ý

Ths.Bs. Phan Tuynh Thẩm mỹ khuôn mặt Đăng ngày - 23/04/2025

Tháo mũi là một từ viết tắt để mô tả một phẫu thuật tháo bỏ những chất liệu ghép nhân tạo mà được ghép để nâng mũi trước đó. Nói vậy nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra nó không hề đơn giản, bởi rất nhiều lý do; dưới đây Bác sĩ Phan Tuynh nêu một số vấn đề cơ bản nhất mà các bạn có thể cần đọc để tham khảo và ứng dụng cho mình.

Vấn đề thứ nhất: Quyết định tháo mũi.

Quyết định tháo mũi là một vấn đề khó khăn nhất, bởi vì tất cả những người đi nâng mũi để được cải thiện hình ảnh, cải thiện thẩm mỹ... nhưng nay lại phải tháo đi thì thực sự là điều không mong muốn, không thích thú gì... 

Một số người đưa ra quyết định tháo mũi vì người ta không muốn mang chất liệu nhân tạo nữa, đơn giản chỉ có vậy; đây là những người cầu toàn, sống đơn giản ... nâng mũi hay tháo mũi cũng không quá quan trọng với họ. 

Một số người quyết định tháo mũi vì họ nản với kết quả nâng mũi, họ đã sửa nhiều lần nhưng không thể cải thiện như ý của họ, cho nên họ quyết định tháo mũi.

Một số người quyết định tháo mũi vì lý do bắt buộc, tức là sau nâng mũi nó có tiến triển không bình thường cho nên bắt buộc phải tháo mũi để đảm bảo an toàn.

Một số người, do áp lực gia đình hay người thân mà bắt buộc phải tháo mũi, mặc dù họ không muốn.

Một số người nâng mũi quá lâu rồi, tiến triển thành những biến chứng mà bắt buộc phảo tháo mũi. hoặc biến chứng đã xảy ra hoặc biến chứng có thể xảy ra trong tương lại gần.

Một số người thích sự thay đổi bản thân quá nhiều, họ muốn thay đổi kiểu dáng mũi mới cho hợp thời cho bằng chúng bằng bạn, hay theo thần tượng của họ.

Một số người thay mũi vì thời gian nâng mũi quá lâu, (trên 10 năm) họ có kiến thức, họ mong muốn thay mũi mới để an toàn tuyệt đối.

Một số người mong muốn được dùng những chất liệu nâng mũi tốt hơn, hiện đại hơn, nhiều ưu việt hơn, cho nên quyết định thay mũi...

Còn rất nhiều lý do khác mà Bác sĩ Tuynh không kể hết được, trên đây là 7 lý do chính thường gặp nhất của những người đi thay mũi mà Bác sĩ Tuynh tổng kết trong quá trình làm việc.

Vấn đề thứ hai: Kết quả sau phẫu thuật tháo mũi thì sẽ ra sao?

Phẫu thuật nào cũng có nguy cơ của nó, đơn giản nhất đó là chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vùng mổ; sẹo xấu... Với phẫu thuật tháo mũi còn có thêm những nguy cơ biến chứng đặc thù nữa như: thủng da trong quá trình bóc chất liệu, hỏng vách ngăn mũi gây sập mũi, da quá mỏng, da nhăn nheo co rút, nang dịch hình thành sau rút chất liệu,... Do vậy quá trình điều trị trước, trong và sau khi phẫu thuật tháo mũi phải hết sức chú ý và cẩn thận.

Kết quả về hình ảnh thẩm mỹ sẽ thay đổi lớn sau khi tháo mũi. Đây là lý do mà hầu hết các bạn khách hàng quan tâm và lo lắng. Nếu như nâng mũi mang lại kết quả cải thiện thẩm mỹ ngoạn mục thì tháo mũi lại có thể mang lại kết quả ngược lại.

Sau khi tháo chất liệu nâng mũi thì hình ảnh thẩm mỹ có trở lại như ban đầu được hay không? câu hỏi này thường gặp và khó trả lời. Bác sĩ Tuynh liệt kê những ý chính như sau:

Nếu bạn tháo mũi vì lý do viêm nhiễm, nhiễm trùng thì mô mềm của bạn đã bị hủy nhiều rồi, nơi nào bị viêm thì nơi đó bị thiếu mô mềm, vậy nên sau tháo mũi sẽ có hiện tượng không bằng phẳng ở da mũi, sống mũi, đầu mũi, chưa kể là những ca có thủng da thì sẽ có sẹo nhăn nhúm rất khó xử lý.

Nếu trước đây, khi nâng mũi mà có can thiệp đục xương mũi, có can thiệp cắt vách ngăn, thì nay tháo mũi cũng nên chú ý, bởi khả năng trở lại mũi ban đầu là khó khăn hơn. Một khi những cấu trúc xương sụn của mũi đã thay đổi, thì hình ảnh bên ngoài của mũi cũng biến đổi theo chứ sao mà như mũi cũ được.

Tháo chất liệu nâng sống mũi ra, thì da thừa sẽ cần có thời gian và cần điều kiện để co hồi lại như cũ; những trường hợp nâng mũi quá cao, tức là đặt chất liệu ghép lớn vào đó, thì da giãn lại càng nhiều, khả nawgn co hồi sẽ khó khăn hơn.

Tháo chất liệu nâng sống mũi ra, mà không bóc bỏ bao xơ quanh chất liệu ra, thì có nguy có đọng dịch và hình thành nang dịch dưới da; chưa kể những trường hợp nâng mũi quá lâu rồi thì có những biến đổi về sự lắng đọng can xi quanh chất liệu, biến đổi về độ dày can xi ở màng xương mũi... vậy nên tháo mũi xong rất khó để mũi về như cũ. 

Tháo mũi ở những trường hợp có tạo hình vách ngăn mũi và đầu mũi, Bác sĩ cần tháo bỏ những chất liệu ghép không cần thiết nữa ở vùng đầu mũi, ngoài ra còn phải sắp xếp lại những cấu trúc sụn, mô mềm, da vùng đầu mũi và trụ mũi để đảm bảo sự hài hòa với dáng mũi nói chung và sống mũi nói riêng. Khả nawgn để trở về mũi ban đầu cũng khó khăn.

Với những trường hợp mũi mới nâng, thời gian để chất liệu ghép chưa lâu; không có những biến chứng khác như nhiễm trùng hay mỏng da... mà chỉ muốn tháo mũi đơn thuần, thì khả năng phục hồi lại dáng mũi cũ là dễ dàng hơn những trường hợp khác. 

Vấn đề thứ ba: Tháo mũi như thế nào để dáng mũi vẫn đảm bảo thẩm mỹ, về gần với dáng mũi ban đầu hoặc đẹp hơn dáng mũi ban đầu? 

Câu hỏi này cũng quan trọng lắm nhé; bởi vì đây mới là mục đích cuối cùng mà cuộc thảo luận giữa thầy thuốc và bệnh nhân cần hướng tới. 

Kỹ thuật tháo mũi cần chuẩn chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ để tháo bỏ đúng những thứ cần tháo như: chất liệu ghép để nâng mũi (sụn mũi silicone, sụn sườn, sụn bán sinh học, chỉ nâng mũi, bao xơ quanh chất liệu, can xi lắng đọng quanh chất liệu, những chồi xương do lắng đọng can xi, vách ngăn nhân tạo, đầu mũi nhân tạo... và quan trọng hơn nữa là không gây tổn thương những mô lành bình thường khác; chúng ta phẫu thuật là phải xâm nhập, nhưng kỹ thuật như nào để sự xâm nhập luôn là tối thiểu, bảo tồn luôn là tiêu chỉ phẫu để giữ dáng hay tạo dáng cho mũi sau khi tháo chất liệu.

Như vậy, trong quá trình phẫu thuật bác sĩ, phẫu thuật viên luôn phải đánh giá và nhận diện tình trạng tại phẫu trường để có những quyết định thao tác tốt nhất cho bệnh nhân. 

Sau khi tháo bỏ được những thứ cần tháo bỏ, bác sĩ cần tính toán sao cho tiến triển hậu phẫu được thuận lợi và hình dáng mũi cũng trở về gần như ban đầu. Người ta thường áp dụng những giải pháp ghép "Trung bì mỡ tự thân" để lấp đầy cái khoang sau tháo chất liệu mũi đó, sau đó, cơ thể sẽ từ từ đáp ứng và dung nạp một phần mô tự thân đó để hạn chế những biến chứng: lõm da, nhăm nhúm da, mũi quá thấp, bề mặt da mũi không bằng phẳng... tất nhiên là khi ghép mô tự thân như vậy, mũi sẽ cần thồi gian 3-6 tháng để ổn định hoàn toàn. Kết quả cuối cùng ở mức nào thì cũng cần theo dõi, đánh giá và có thể cần những phương pháp tăng cường nữa. 

Quy trình thực hiện phẫu thuật Tháo Mũi

Tùy theo ca lầm sàng cụ thể, tùy theo mỗi người mà người ta có thể thực hiện ca phẫu bằng tê tại chỗ, hay gây mê... đa số các trường hợp có thể thực hiện gây tê tại chỗ. 

Bác sĩ khám, tư vấn và cùng khách hàng quyết định giải pháp tháo mũi

Thực hiện phẫu thuật tháo mũi theo kế hoạch

Chăm sóc sau phẫu thuật bằng thay băng hàng ngày, dùng thuốc theo toa, theo dõi tiến triển và xử lý kịp thời những tiến triển không mong muốn

Tái khám định kỳ để có những giải pháp tăng cường cho thẩm mỹ mũi: cấy mỡ tự thân tăng cường, hay những chất làm đây khác...

Nếu bạn đang băn khoăn, dang lo lắng, đang suy nghĩ về việc để mũi hay tháo mũi, tháo mũi như thế nào... bạn cần tư vấn thêm từ bác sĩ Tuynh, xin mời đặt lịch khám qua hotline 0966-155-159 hoặc 0911-25-00-55

Bình luận