1
Bạn cần hỗ trợ?
  • Call Us 096 615 5159
  • ductuynh1976@yahoo.com
  • 193 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

Sự quan trọng của chống nhiễm trùng trong phẫu thuật

Sudo Hoạt động chuyên môn Đăng ngày - 04/07/2019

Hiện nay, tỷ lệ số người được chẩn đoán mắc nhiễm trùng vết mổ ngày càng nhiều và nó để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do phải kéo dài thời gian nằm viện, không những làm tăng chi phí điều trị mà thậm chí còn có thể gây tử vong. Do đó, chống nhiễm trùng trong phẫu thuật là khâu cực kỳ quan trọng của mọi cuộc phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Sự quan trọng của chống nhiễm trùng trong phẫu thuật

1. Tầm quan trọng của chống nhiễm trùng trong phẫu thuật tại thẩm mỹ bác sỹ Tuynh

Việc ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm trùng trong phẫu thuật có tầm quan trọng hàng đầu giúp giảm thiểu tối đa nguồn và ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Tại bệnh viện thẩm mỹ bác sỹ Tuynh, nhiễm trùng vết mổ được phòng ngừa bằng việc tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong phẫu thuật để tránh lây nhiễm như:

  • Luôn giữ vệ sinh phòng mổ sạch sẽ, đảm bảo thông khí thích hợp.
  • Tất cả các dụng cụ được khử khuẩn trước khi mang sử dụng cho bệnh nhân.
  • Áp dụng đúng liệu pháp kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật
  • Có một đội ngũ nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc hậu phẫu nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong suốt thời gian thực hiện.
  • Bên cạnh đó, trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ thực hiện các thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng loại bỏ hết các tổ chức, chất ngoại lai và các khoang chết trước khi đóng vết mổ. Do đó đảm bảo duy trì cầm máu tốt, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ xuống mức tối thiểu.
Sự quan trọng của chống nhiễm trùng trong phẫu thuật

2. Có mấy loại nhiễm khuẩn phẫu thuật?

Nhiễm khuẩn vết mổ được xác định và chẩn đoán khi có những hiện tượng nhiễm khuẩn xảy ra tại vị trí phẫu thuật tính từ lúc mổ xong cho đến khoảng 30 ngày sau với loại phẫu thuật không cấy ghép và 1 năm đối với phẫu thuật cấy ghép các bộ phận giả lên cơ thể. Có 3 loại nhiễm khuẩn vết mổ phổ biến bao gồm:

Nhiễm khuẩn vết mổ nông: Đây là tình trạng nhiễm khuẩn chỉ xuất hiện ở lớp da hay vùng dưới da tại đường mổ. Những dấu hiệu của bệnh này là: chảy mủ từ vết mổ, cảm giác vết mổ đau nóng, sưng đỏ và cần mở bung vết mổ.

Nhiễm khuẩn vết mổ sâu: Nhiễm khuẩn bắt nguồn từ vết mổ nông và xảy ra ở mô mềm sâu của đường mổ. Các dấu hiệu nhận biết là: chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng không từ cơ quan nơi phẫu thuật, sốt trên 38 độ C, vết mổ sưng đỏ, có triệu chứng áp xe hay nhiễm khuẩn vết mổ sau qua thăm khám, giải phẫu.

Sự quan trọng của chống nhiễm trùng trong phẫu thuật

Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan hoặc khoang phẫu thuật: Hiện tượng nhiễm khuẩn xảy ra ở bất kỳ nội tạng nào, loại trừ da, lớp gân cơ đã được xử lý trong lúc phẫu thuật. Triệu chứng của bệnh này như sau: xuất hiện tình trạng chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng, phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy từ các cơ quan hoặc khoang tại vị trí phẫu thuật.

Nhiễm khuẩn vết mổ mang đến rất nhiều hậu quả về sức khỏe và tinh thần cho bệnh nhân. Một ca nhiễm khuẩn vết mổ sẽ khiến bệnh nhân phải kéo dài thời gian điều trị bệnh. Hơn nữa, nhiễm khuẩn vết mổ còn làm tăng vấn đề lạm dụng thuốc kháng sinh, nguy hiểm hơn thậm chí còn có thể gây tử vong.

3. Chuẩn bị trước phẫu thuật

  • Bệnh nhân nên đi xét nghiệm đường máu trước mọi phẫu thuật
  • Phát hiện và điều trị mọi ổ nhiễm khuẩn ở xung quanh vị trí phẫu thuật hoặc ổ nhiễm khuẩn tại vị trí thực hiện phẫu thuật trước mổ với những trường hợp phẫu thuật có chuẩn bị.
  • Chiều trước mổ bệnh nhân có thể ăn nhẹ, tối trước mổ nhịn ăn hoàn toàn, thường nhịn ăn khoảng 8 giờ trước mổ và nên ngưng uống nước trong 2 giờ.
  • Người bệnh cần phải được tắm bằng xà phòng khử trùng đặc biệt hoặc dung dịch kháng khuẩn có chứa iodine, chlorhexidine trước khi phẫu thuật.
  • Không cạo lông tóc trước khi phẫu thuật trừ khi người bệnh có lông tại vị trí cần rạch da. Chỉ nên sử dụng kéo cắt hoặc máy cạo râu để loại bỏ lông tóc.
  • Sát trùng da trước phẫu thuật theo vòng tròn đồng tâm, đi hướng ra ngoại biên, có thể dùng các loại thuốc sát trùng như Michroshield 4% hoặc Betadine 10%.

>>Xem thêm: dịch vụ hút mỡ bụng an toàn, hậu phẫu tận tình

4. Chăm sóc sau phẫu thuật

Sự quan trọng của chống nhiễm trùng trong phẫu thuật
  • Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần được băng vết mổ bằng gạc vô khuẩn liên tục trong vòng 24-48 giờ. Nếu trong trường hợp băng bị thấm máu/dịch hoặc khi cần mở kiểm tra vết mổ thì có thể thay băng để đảm bảo vệ sinh an toàn cho vết mổ.
  • Tránh để vết mổ tiếp xúc với nước cho đến khi vết mổ ổn định hoàn toàn.
  • Bác sỹ sẽ hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân cách theo dõi để phát hiện và thông báo cho nhân viên y tế nếu vết mổ có những dấu hiệu bất thường xảy ra như sốt, vùng xung quanh vết mổ đỏ và sưng hơn, vẫn chảy dịch tại vết mổ sau 5 ngày phẫu thuật.
  • Rút dẫn lưu cần phải thực hiện sớm nhất có thể.
  • Ngoài ra, bệnh nhân nên hạn chế đụng chạm vào vết mổ và không được thoa bất kỳ thuốc gì lên vết mổ nếu bác sỹ không yêu cầu.

Hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp các bệnh nhân hiểu thêm về một số tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ và chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân sau mổ. Nhiễm khuẩn sau mổ khá phổ biến, nhưng nếu bạn lựa chọn các cơ sở khám và phẫu thuật uy tín, an toàn và thực hiện đầy đủ, đúng đắn các biện pháp phòng tránh, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ có thể giảm thiểu được đáng kể.

Bình luận