1
Bạn cần hỗ trợ?
  • Call Us 096 615 5159
  • ductuynh1976@yahoo.com
  • 193 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

Các biến chứng thường gặp sau nâng mũi không phẫu thuật

Quyên Thẩm mỹ khuôn mặt Đăng ngày - 27/08/2021

[Dr.Tuynh] Nhu cầu nâng mũi ở người Á Đông là rất lớn, không riêng ở Việt Nam mà còn phổ biến ở Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, những người Mỹ gốc Á… Hàng chục năm qua, dịch vụ thẩm mỹ nâng mũi phát triển mạnh với đa dạng loại hình kỹ thuật nâng mũi ít xâm lấn và xâm lấn nhiều (nâng mũi bằng tiêm filler, nâng mũi bằng đặt chỉ, phẫu thuật đặt sụn nâng mũi nhân tạo, phẫu thuật nâng mũi cấu trúc có dựng vách ngăn …). 

Trải qua nhiều năm phát triển dịch vụ thẩm mỹ nâng mũi toàn cầu, bên cạnh những giá trị thẩm mỹ lớn lao thì cũng có rất nhiều loại hình biến chứng được ghi nhận. Những người làm chuyên môn liên quan đến thẩm mỹ nâng mũi cũng ngày càng đa dạng với mức độ kiến thức khác nhau, chính vì điều này mà nhu cầu tìm hiểu những biến chứng của nâng mũi cũng ngày một lớn.

Ngay cả những người dân bình thường, những người từng trải nghiệm nâng mũi lần đầu hay đã nâng nhiều lần, những người chuẩn bị nâng mũi hay có người nhà chuẩn bị nâng mũi cũng đều đi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nâng mũi, đặc biệt là nguy cơ biến chứng của từng loại hình kỹ thuật. Bài viết này, chúng tôi sưu tầm, liệt kê những biến chứng có thể gặp và phân tích logic về nó với hy vọng tránh tối đa các biến chứng do nâng mũi gây ra với mọi người.

Những biến chứng thường gặp của tiêm Filler mũi

Nâng mũi bằng Filler luôn là dịch vụ hấp dẫn phái đẹp bởi sự nhanh gọn.

Tiêm chất làm đầy để nâng mũi hiệu quả khi sự chiếm chỗ của những chất này dưới da làm cho bề mặt da được nâng cao lên, do vậy cải thiện được khuyết điểm của mũi. Dịch vụ kỹ thuật này được sử dụng rất rộng rãi hiện nay bởi vì nó nhanh gọn, không để lại vết thương, không cần chăm sóc và nghỉ dưỡng.

Các chế phẩm làm đầy được đóng gói sẵn vào bơm tiêm chuyên dụng, vô trùng. Người nâng mũi sẽ được tiêm chất này tại cơ sở đủ điều kiện, theo đúng quy trình chuyên môn. Từng mũi tiêm qua da, chất làm đầy sẽ được bơm vào giống như chúng ta tiêm các thuốc khác vậy.

Tiêm chất làm đầy nâng mũi gây những biến chứng nguy hiểm đều liên quan đến việc bơm vào mạch máu. Nếu filler tràn vào mạch thị giác thì gây mù mắt, nếu filler gây tắc mạch nuôi phần da nào đó của mũi thì gây hoại tử da mũi từng vùng. Với những biến chứng cấp tính như này, thường xảy ra ngay lúc tiêm hoặc ngay sau tiêm. Cần được xử trí cấp cứu kịp thời, xử trí ở các tuyến chuyên khoa sâu nhằm hạn chế những rủi ro về tàn tật suất đời cho nạn nhân.

Kỹ thuật can thiệp mạch đang là một trong những kỹ thuật được kỳ vọng nhất đối với những tổn thương tắc mạch thị giác; Bệnh viện Việt Đức Hà Nội đã thông báo thành công 1 ca tắc mạch thị giác nhờ kỹ thuật này. Những biến chứng như hoại tử mảng da vùng mũi hiếm xảy ra do vòng nối mạch máu nuôi da ở vùng này phòng phú; tuy nhiên cũng cần thận trọng khi thực hiện bơm filler nâng mũi.

Những biến chứng khác có thể gặp như: kích ứng do cơ địa dị ứng với các thành phần có trong filler, nhiễm trùng do không đảm bảo tiêu chuẩn vô trùng, gồ ghề và lệch hai bên do bơm không đều, filler tràn sang hai bên mũi làm sống mũi to bè do tiêm lượng quá nhiều… đây là những biến chứng nhẹ hơn, tuy nhiên cũng cần có vài điều cần lưu ý:

  • Thứ nhất là về chất lượng của chất làm đầy được tiêm; chúng ta nên quan tâm đến thương hiệu sản phẩm, hạn sử dụng, nhà phân phối, các chứng từ pháp lý chứng tỏ tính hợp pháp và tính an toàn… nếu sự lựa chọn sản phẩm tốt là cách để loại bỏ bớt nguy cơ cho bản thân mình.
  • Thứ hai là chọn cơ sở thực hiện tiêm, người thực hiện tiêm; nếu thực sự đã được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền thì tức là đã đủ điều kiện và tính an toàn cao; bởi lẽ các tiêu chuẩn cấp phép của nhà nước về vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ cũng rất chặt chẽ.
  • Thứ ba, mọi người cũng nên cân nhắc xem xét lựa chọn mức độ dịch vụ nâng mũi phù hợp với thực trạng mũi và mong muốn của bản thân, cách tốt là hãy chọn bác sĩ uy tín để tư vấn và tự hỏi bản thân mình xem có lựa chọn tốt hơn không?

Biến chứng của nâng mũi bằng kỹ thuật đặt chỉ

Nâng mũi bằng chỉ - hãy tư vấn thật kỹ từ bác sĩ chuyên khoa.

Giống như tiêm filler mũi, đặt chỉ nâng mũi ngày nay được quảng bá rộng rãi bởi vì sự dễ dàng áp dụng. Mỗi mũi kim chọc qua da, các sợi chỉ bằng chất liệu nhân tạo được luồn vào dưới da và được để lại đó. Tư duy logic chúng ta sẽ thấy ngay đặt nhiều sợi vào dưới da mũi thì tất yếu là da sẽ dầy lên và gọi là nâng mũi. Bản chất của kỹ thuật là vậy, vậy nên nó được áp dụng rộng rãi bởi sự nhanh gọn, không cần nghỉ dưỡng, không cần chăm vết thương dài ngày, không lộ liễu.

Bản chất cấu trúc hoá học của sợi chỉ được đặt dưới da thì chúng ta nên xem xét kỹ. Chỉ nâng mũi cũng bắt nguồn từ chỉ phẫu thuật, về công thức hoá học thì giống như vậy, nhưng về hình dáng thì nhà sản xuất cho ra nhiều kiểu mẫu khác nhau. Về tính chất tiêu huỷ trong cơ thể, các loại chỉ phẫu thuật được phân ra chỉ tiêu nhanh, chỉ tiêu chậm, chỉ tiêu rất chậm và chỉ không tiêu. Chúng tôi thường thấy chỉ tiêu nhanh trong 7 ngày, chỉ tiêu chậm từ 3 đến 6 tháng và chỉ không tiêu tức là tồn tại mãi mãi. Mọi người có thể tìm hiểu thêm về chỉ bằng từ khoá “các loại chỉ phẫu thuật”, “các loại chỉ nâng mũi”.

Phản ứng của cơ thể với những chất liệu như chỉ đặt dưới da sẽ là: Giai đoạn đầu là có tăng phản ứng viêm tại chỗ, nhờ vậy sẽ có sưng phù nhẹ dưới da và tạo được hiệu ứng đầy và sáng bóng, rất thẩm mỹ. Sau đó, các tổ chức xơ được hình thành bao quanh những sợi chỉ; chính những xơ này cũng góp phần làm tăng thể tích vùng mô mềm được đặt chỉ. Với những sợi chỉ tiêu, thời gian phản ứng viêm do tiêu chỉ còn dài, nó tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ ngấm nước của chỉ, kích thước sợi chỉ, bản chất hoá học của chỉ, khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể… Khi chỉ tiêu hết, còn lại dưới da sẽ là mô xơ, sau 6 -12 tháng tiếp theo nữa là mô xơ sẽ mềm và mảnh dần đi, khi đó hiệu ứng nâng mũi sẽ hết và thay vào đó là sự co rút mũi do các tổ chức xơ dưới da. Dưới đây chúng tôi sưu tầm một số biến chứng có thể gặp do nâng mũi bằng chỉ.

  1. Biến chứng sớm nhất của đặt chỉ chính là sưng bầm, khi chỉ tác động làm tổn thương các mạch nhỏ thì sẽ gây sưng bầm. Nếu không may bị biến chúng này, thì không cần lo lắng, chỉ cần báo bác sĩ, kiểm tra theo doiix thường xuyên, điều chỉnh thuốc uống hợp lý đeer nhanh hết bầm và hạn chế những hậu quả do sưng bầm để lại. Nếu tiến triển thuận lợi thì bầm sẽ hết sạch sau 2-3 tuần.
  2. Kích ứng chỉ biểu hiện ngay ra ngoài da vùng đặt chỉ bằng biểu hiện: ngứa, mẩn đỏ, tróc da … thường thì chỉ là những phản ứng không nặng nề nhưng biểu hiện thẩm mỹ trên mặt thì cảm nhận thẩm mỹ không tốt. những trường hợp này cần hạn chế bôi các mỹ phẩm lên, cần phun nước giữ ẩm cho da nhiều lần tòn ngày, khám lại bác sĩ để điều chỉnh thuốc bôi. Căn bản là sẽ hết dị ứng và khỏi hẳn, nếu không bị thêm biến chứng nhiễm trùng.  
  3. Biến chứng nhiễm trùng là biến chứng nặng của đặt chỉ, bởi vì bắt buộc phải phẫu thuật để lấy chỉ ra. Nhiễm trùng tức là vi khuẩn đã xâm nhập vào và phát triển mạnh thành ổ nhiễm trùng, ổ mủ… đương nhiên là nguy hiểm. Bình thường một tổn thương nhọt nhỏ cũng đã gây chuyện, nhọt có ngòi lại gây chuyện nhiều hơn, ở đây mỗi sợi chỉ là một ngòi thông và lan rộng… do vậy với đặt chỉ thì chống nhiễm trùng là vô cùng quan trọng. Tất cả những nhà chuyên môn đều  biết và thực hiện công tác chống nhiễm trùng hết sức nghiêm ngặt, bao gồm: vô trùng khu vực phẫu thuật, vô trùng phòng phẫu thuật, vô trùng bàn phẫu thuật, máy móc, quần áo, khẩu trang, mũ đội, toan mổ, sát trùng, thuốc chống kháng sinh, vô trùng chỉ, dụng cụ vô trùng, băng vô trùng, quy trình thao tác vô trùng… Có như vậy thì những nguy hiểm do nhiễm trùng vùng đặt chỉ mũi mới có thể được kiểm soát.
  4. Thủng da, thò đầu chỉ là kết quả tất yếu của nhiễm trùng sau đặt chỉ; ngoài ra còn do đầu chỉ tiếp cận quá gần bề mặt da. Những loại chỉ không tiêu thì nguy cơ bị lòi đầu chỉ sau nhiều năm, đó là kết quả của quá trình loại thải của cơ thể.
  5. Viêm tấy lan toả, là hậu quả do nhiễm trùng vùng đặt chỉ mũi, đây là nguy cơ rất cao bởi chỉ chính là đường di chuyển và lan rộng của vi khuẩn.
  6. Co rút đầu mũi là biến chứng thường thấy sau đặt chỉ, chúng tôi thực hiện phẫu thuật nâng mũi ở những người đã từng đặt chỉ mũi thấy rằng nguyên nhân chủ yếu chính là sự tăng phát triển xơ dưới da, làm ngắn chiều dài đầu mũi và làm thấp chiều cao của trụ mũi.

Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp đặt chỉ nâng mũi lại được phát triển vượt ra ngoài lãnh thổ Hàn Quốc, các nhà máy của Hàn Quốc sản xuất chỉ và hướng dẫn kỹ thuật truyền bá sang Việt Nam. Nâng chỉ là một giải pháp thẩm mỹ cho mũi đã chứng minh hiệu quả, nó cũng có những ưu nhược điểm và cũng có khuyến cáo sử dụng tuỳ từng trường hợp. Chúng ta không nên hiểu sai rằng “Nâng mũi bằng chỉ” là có thể giải quyết được tất cả các khuyết điểm của mũi, giá trị là mãi mãi, hiệu quả là tốt nhất. Hãy cân nhắc kỹ xem mình cần khắc phục khuyết điểm mũi đến mức độ nào, phương pháp nào tốt, có phương pháp khác tốt hơn không, và cuối cùng là tìm Bác sĩ uy tín để tư vấn.

Ở đâu tư vấn thẩm mỹ nâng mũi uy tín?

Tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, có nhiều bệnh viện thực hiện phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ nâng mũi uy tín để các bạn đặt niềm tin. Các bệnh viện là nơi có khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động, các bác sĩ phẫu thuật tạo hình được đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề hợp pháp. Tư vấn thẩm mỹ nâng mũi hiệu quả, bạn sẽ biết thực trạng vùng mũi của bạn có cần làm phẫu thuật hay không cần, bạn cần làm đến mức độ nào là hợp lý, bạn nên làm gì và không nên làm gì… Muốn được vậy, bác sĩ cần thăm khám, hỏi han sau đó cho bạn lời khuyên tốt nhất. Bác sĩ Phan Tuynh luôn nhận lịch, nhận thông tin để tư vấn trực tuyến và tư vấn trực tiếp để cho bạn lời khuyên chân thành nhất, hiệu quả nhất, thẩm mỹ theo tiêu chí đẹp – an toàn – ít tốn kém.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Phan Tuynh về các biến chứng nâng mũi không phẫu thuật. 

Fanpage Facebook: Bác sĩ Phan Tuynh (https://www.facebook.com/Dr.Phantuynh)

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCGyUm2DGpejIX7gbbofoczw

Bình luận