1
Bạn cần hỗ trợ?
  • Call Us 096 615 5159
  • ductuynh1976@yahoo.com
  • 193 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

Bị sỏi niệu quản có cắt mí được không?

Quyên Thẩm mỹ khuôn mặt Đăng ngày - 13/10/2021

[Dr.Tuynh] Muốn cắt mí nhưng lại bị sỏi niệu quản thì có phẫu thuật cắt mí được hay không? Nhân một bệnh nhân có hỏi bác sĩ Tuynh và đang băn khoăn về vấn đề này. Bác sĩ sẽ giải thích trong bài viết dưới đây.

Sỏi niệu quản

Niệu quản là một cơ quan dạng ống nhỏ dài, có tác dụng dẫn nước tiểu từ thận (ở thắt lưng) xuống bàng quang (ở trên vệ). Khi bị sỏi niệu quản thì có nguy cơ cản trở lưu thông nước tiểu xuống bàng quang. Tuỳ theo tình trạng cụ thể ở mỗi người mà sỏi niệu quản có thể gây ảnh hưởng sức khoẻ từ ít tới nhiều.

Thời gian sỏi cản trở dài dần, dẫn đến phản ứng giãn thận và bể thận dần do nước tiểu lắng đọng, làm tăng sinh sỏi, làm to các viên sỏi vốn có... người ta chia độ giãn thận từ nhẹ tới nặng: độ 1,2,3,4. Càng giãn độ cao thì sức quả thận bên đó càng mỏng dần nhu mô, nói cách khác là bị hỏng dần... cơ thể vẫn khoẻ mạnh nhờ quả thận bên đối diện, cho nên nhiều người chủ quan, để tiến triển nặng mới đi viện thì khả năng giữ thận khoẻ mạnh càng ít đi.

Thông thường giãn thận 1 bên độ 1 và độ 2, kích thước sỏi niệu quản dưới 7-8mm, chỉ số xét nghiệm máu trong giới hạn bình thường, thì người ta có thể điều trị bảo tồn bằng uống thuốc và theo dõi hàng tháng (siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu). Một số biến chứng của sự ứ trệ nước tiểu dài ngày như viêm thận kẽ, viêm thận bể thận, viêm mủ bể thận, áp xe quanh thận, nhiễm trùng máu... là những biến chứng nguy hiểm mà mọi người cần chú ý phòng tránh khi mang bệnh sỏi niệu quản trong người, khi điều trị bảo tồn sỏi niệu quản.

Khi giãn thận độ 3,4 hoặc cả độ 2; đã có thể chỉ định điều trị sỏi để đảm bảo lưu thông nước tiểu. Bác sĩ Tuynh xin liệt kê những phương pháp giải quyết sỏi niệu quản dưới đây:

  • Nội soi ngược dòng từ đường đi tiểu, soi lên niệu quản, tiếp cận sỏi: sau đó có thể dùng rọ kéo sỏi ra ngoài, có thể phá sỏi bằng sóng thuỷ lực, phá sỏi bằng sóng laser,... đẩy sỏi lên bể thận, đặt ống thông nhân tạo giúp đảm bảo sự lưu thông nước tiểu...
  • Phá sỏi bằng sóng từ ngoái cơ thể.
  • Tán sỏi qua da: tức là qua được trích ở da, tiếp cận sỏi bằng tạo đường hầm, sau đó dùng các loại năng lượng sóng phá sỏi trực tiếp và lấy ra trực tiếp qua đường hầm.
  • Phẫu thuật mở, vào trực tiếp niệu quản - lấy sỏi - khâu lại.
  • Phẫu thuật nội soi qua một số lỗ trích ở da, soi vào niệu quản - mở niệu quản - lấy sỏi - khâu lại.

Như vậy tất cả các phương pháp can thiệp đều mang tính điều trị triệt để, nhanh gọn, không nhôi nhai. Sau điều trị thì tạo được lưu thông niệu quản ngay, nhờ vậy xoá bỏ các nguy cơ biến chứng do ứ trệ nước tiểu.

Khi có biến chứng nhiễm trùng ở thận, quanh thận, toàn thân thì điều trị Tây Y là bắt buộc, nên có bác sĩ chuyên khoa niệu điều trị tích cực và theo dõi tiến triển. Khi cần phải phẫu thuật cấp cứu để giải quyết dẫn lưu mủ - dịch viêm ứ trệ - kháng sinh mạnh... để cứu sinh mạng trước, có thể giải quyết sỏi ngay hoặc giải quyết sau.

Khi có biểu hiện lâm sàng là những cơ đau quặn thận: đau dữ dội vùng hố chậu, nhói lên vùng thắt lưng, sau cơ đau có đái đỏ. Hoặc cơn đau quặn niệu quản: đau hố chậu lan xuống bẹn đùi cùng bên... khi đó cần điều trị bằng thuốc tại bệnh viện. Với ngành thuốc thì một vài thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ không hề khó nhưng có thể cắt cơn đau sỏi niệu quản được. Tuy nhiên có hai điểm cần nhớ là:

  1. Thứ nhất, cần phân biệt cơn đau do sỏi niệu quản hay cơn đau do nguyên nhân khác, điểm này là quan trọng nhất và cần bác sĩ chuyên khoa ngoại khám và đánh giá, sau đó mới dùng thuốc.
  2. Thứ hai, mọi người cần nhớ dùng thuốc hết cơn đau nhưng bệnh sỏi vẫn còn đó, cần được quản lý và theo dõi tốt để điều trị sỏi cho đúng chuyên khoa. Nếu không hậu quả rất tệ - như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Trở lại câu hỏi chính: người đang bị sỏi niệu quản có cắt mí được không

#Cắt_mí là tiểu phẫu thuật, chỉ cần dùng 2 ống thuốc tê, phẫu xong thì có thể về nhà ngay.

Tuy nhiên khi thực hiện phẫu thuật cắt mí bác sĩ nên thăm khám lâm sàng trực tiếp để đánh giá sức khoẻ toàn thân. Bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ cũng cần có đầy đủ các kỹ năng và kiến thức để khám toàn thân bằng nhìn - sờ - nghe...

Ngoài ra cũng cần làm những xét nghiệm máu cơ bản theo quy định tiểu phẫu thuật, để chắc chắn đảm bảo đủ điều kiện phẫu thuật - khi đó mới phẫu thuật.

Như vậy, nếu bị sỏi niệu quản mà chưa có ảnh hưởng sức khoẻ toàn thân thì có thể cắt mí được.

Nếu sỏi niệu quản đang có biến chứng như viêm nhiễm, mủ thận, chức năng thận đang bị ảnh hưởng, chức năng đông cầm máu bị ảnh hưởng, biến chứng suy thận, tăng huyết áp... thì không nên can thiệp phẫu thuật cắt mí vội. Hãy điều trị bệnh sỏi niệu quản, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng rồi hãy xét việc phẫu thuật thẩm mỹ nói chung hay cắt mí nói riêng.

Khi thực hiện cắt mí ở người có sỏi niệu quản, bác sĩ cần chú ý những thông tin về các thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng, để xem tác dụng chính - tác dụng phụ - sự dùng thuốc phối hợp sao cho hợp lý!

Các bạn đồng nghiệp, các bạn đang có sỏi niệu quản - nếu đang phân vân câu hỏi của bài này thì đọc và tham khảo thêm những từ khoá chuyên môn về sỏi niệu mà chúng tôi cố ý nêu ra trong bài. Hãy hội chẩn chuyên khoa - phối hợp điều trị, chúng ta sẽ có kết quả như ý - khi ta muốn cắt mí!

Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ Tuynh về vấn đề bệnh lý sỏi niệu quản với phẫu thuật thẩm mỹ.

Fanpage Facebook: Bác sĩ Phan Tuynh (https://www.facebook.com/Dr.Phantuynh)

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCGyUm2DGpejIX7gbbofoczw

 

Bình luận