1
Bạn cần hỗ trợ?
  • Call Us 096 615 5159
  • info@drtuynh.vn
  • 871 Trần Xuân Soạn. phường Tân Hưng. quận 7. Tp HCM

Bụng bầu ngồi có ngấn không, cách phân biệt rõ nhất với bụng mỡ

haletien Thẩm mỹ body Đăng ngày - 14/12/2022

Nếu bạn đang thắc mắc sự khác nhau giữa bụng bầu và bụng mỡ hay bụng bầu ngồi có ngấn không thì đây là bài viết dành cho bạn!

1. Bụng bầu ngồi có ngấn không

Để xác định bụng bầu ngồi có ngấn không còn phụ thuộc vào các giai đoạn mang thai. Cụ thể:

  • Trong tam cá nguyệt

Trong tam cá nguyệt thứ nhất tức 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ sẽ bắt đầu làm quen với những sự thay đổi của cơ thể khi mang thai.

Nếu trước đó mẹ có tạng người nhỏ gọn thì sự thay đổi của vùng bụng lúc này chưa rõ rệt. Bởi vậy nếu bình thường mẹ ngồi không có ngấn bụng thì kể cả có em bé cũng không có ngấn bụng. Ngược lại, nếu mẹ có tạng người béo, tích mỡ vùng bụng thì lúc này chắc chắn khi ngồi sẽ bị ngấn bụng.

Tóm lại, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bụng bầu ngồi có ngấn không là do cơ địa của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên mẹ cũng đừng lo lắng quá mà hãy chỉ tập trung bổ sung dinh dưỡng hợp lý và khoa học.

  • 3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn bụng mẹ sẽ bắt đầu lớn dần. Lúc này khi mẹ bụng bầu ngồi sẽ không còn thấy ngấn bụng nữa do bụng bầu đã căng tròn và cứng hơn.

Tuy nhiên cũng có một số mẹ có cơ địa không bị bụng to nhiều ở những tháng thứ 4 và thứ 5 thì cũng đừng quá lo, miễn là cân nặng của em bé vẫn phát triển bình thường. Các mẹ cũng vẫn lưu ý dinh dưỡng điều độ giai đoạn này nhé! 

  • 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối thai kỳ là lúc kích thước bụng của mẹ bầu lớn nhất. Lúc này ngay cả việc đi lại cũng khó khăn và chắc chắn ngồi xuống không thể thấy được ngấn bụng. 

Nếu đã bầu đến giai đoạn giữa thai kỳ chắc chắn sẽ không thể bị ngấn mỡ

2. Bụng bầu và bụng mỡ có gì khác nhau?

Có nhiều chị em phụ nữ không để ý thấy bụng mình to lên giai đoạn đầu mới mang thai lại cho rằng đó là mỡ bụng và do tăng cân. Bởi vậy 1 số đặc điểm rõ ràng sau đây sẽ giúp các mẹ phân biệt bụng bầu và bụng mỡ:

2.1 Bụng bầu cứng, tròn hơn so với bụng béo

Bụng bầu to lên sẽ cứng và tròn hơn, các mẹ có thể dễ dàng nhận biết điều này khi sờ lên bụng. Trong bụng khi bầu sẽ có em bé, túi ối, nhau thai…và thường bị căng chướng.

Nguyên nhân này là do khi mang thai thì tử cung cũng sẽ phát triển và chiếm phần lớn không gian, đầy hết các cơ quan nội tạng sang một bên. Tử cung sẽ chứa nhiều nước ối và chịu áp lực do em bé dần lớn lên.

Bụng bầu căng và tròn, còn bụng mỡ mềm nhão và chảy xệ

Em bé càng lớn thì tử cung càng to và đẩy dạ dày, các cơ quan lên dần để nhường chỗ cho em bé. Và khi ấy dạ dày cũng sẽ bị nhỏ hơn và đó cũng là lý do tại sao các mẹ bầu không ăn được nhiều, cần ăn thường xuyên nhưng vẫn bị đói. 

Ngược lại bụng mỡ thì chỉ gồm mỡ và do các mô mỡ tích tụ lâu ngày thì sẽ mềm nhão và chảy xệ, đứng hay ngồi đều dễ dàng để lại ngấn mỡ. Bụng bầu sẽ cứng và tròn hơn so với bụng mỡ

2.2 Bụng bầu thường có dấu vết rạn chân bụng

Béo cũng có thể để lại vết rạn nhưng vết rạn do bầu sẽ tập trung ở phần chân bụng, vành bụng hay dưới rốn và càng ngày càng rõ rệt, sẫm màu hơn và còn gây ngứa. 

Bụng bầu sẽ xuất hiện các vết rạn và sọc nâu

2.3 Biểu hiện khác

Ngoài ra có một số dấu hiệu nhận biết khác của bụng bầu mà bạn có thể dựa vào để phân biệt bụng bầu hay bụng mỡ ngoài việc xem bụng ngầu ngồi có ngấn không như:

  • Vòng bụng:

Nếu bụng to ở phía dưới và vòng bụng hẹp hơn thì khả năng lớn là mang thai còn vòng bụng cao hơn và rộng, to đều thì chắc bạn đang tăng cân.

  • Chậm kinh nguyệt:

Không phải hầu hết chậm kinh nguyệt là có thai nhưng khi bạn đã có em bé chắc chắn sẽ không thấy kinh nguyệt. Nếu thấy trễ kinh và có quan hệ thì để biết chắc chắn mình có em bé không hãy đi thử que và đi siêu âm nhé!

  • Ốm nghén:

Nếu có em bé, hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy cơ thể có sự thay đổi như dễ buồn nôn, mất vị giác với một số món ăn trước đây từng rất ưa thích hoặc ngửi một số mùi bị nôn nao dù trước đó không bị.

Hoặc ngược lại, ở một số chị em lại tăng cảm giác thèm ăn hơn khi mang bầu so với trước đó. Không chỉ vậy, các mẹ bầu trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ còn sẽ dễ mệt mỏi và đau đầu. Các triệu chứng sẽ giảm dần khi bước sang tháng thứ 4. 

Khi mang bầu người phụ nữ sẽ dễ dàng mệt mỏi và căng thẳng

Nếu không có những triệu chứng trên mà bụng to thì khả năng cao bụng bạn to là do bụng mỡ. Mỡ bụng sẽ mềm và chảy xệ hơn nhiều so với bụng bầu. Nguyên nhân của bụng mỡ chính là do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và thậm chí là các nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố. 

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác của bụng to do bụng mỡ là khi ăn mà không cảm thấy no hoặc luôn cảm thấy đói. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này có thể là do nội tiết tố bị rối loạn khiến lượng estrogen bị suy giảm, ảnh hưởng đến hormone leptin.

Đây là một loại hormone giúp điều chỉnh lượng mỡ bằng cách ra thông tin cho não bộ rằng cơ thể đã nạp đủ lượng chất béo. Khi ấy não sẽ thông tin lại điều khiển cơ thể đốt cháy calore. Nếu lặp lại quá lâu dài sẽ làm cho việc truyền thông tin lên não bị gián đoạn, làm cơ thể lúc nào cũng cho rằng đang đói. Và khi ấy ăn bao nhiêu bạn cũng không thấy no.

Sự khác biệt giữa bụng bầu và bụng mỡ cũng không quá khó phân biệt

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “bụng bầu ngồi có ngấn không?’’ và phân biệt được sự khác nhau giữa bụng bầu và bụng mỡ như thế nào. 

=>>> Tìm hiểu thêm về việc giảm mỡ bụng tại : Hút Mỡ Bụng

Bình luận